“Vung tròn mà đậy nồi méo”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Do dịch Covid-19 nên đã lâu không đến chơi nhà anh chị, mới đây tôi mới có dịp ghé thăm. Anh chị tỏ ra vui mừng, vồn vã nhưng tôi nhận ra có gì gượng gạo ở họ, chuyện trò cũng nhàn nhạt làm sao đó. 

Tôi cáo từ ra về, chị giữ lại mời ăn cơm với vẻ chiếu lệ, anh dứt khoát đứng lên bảo ra quán uống bia. Khi còn hai người với nhau trước cốc bia, anh mở đầu với tôi là “chán không chịu được” rồi kể về tình cảnh của vợ chồng họ.

Vợ chồng họ vốn sống hòa thuận, con cái ngoan ngoãn, công việc ổn định, sống khá phong lưu. Vợ chồng mỗi người một công việc và cả nhà chỉ gặp nhau vào bữa tối hoặc ngày nghỉ. Dịp giãn cách xã hội vừa qua, vợ chồng đều ở nhà và anh chị mới “nhìn rõ ra nhau”. Bắt đầu bằng chuyện chị tích trữ quá nhiều lương thực, thực phẩm khiến anh không bằng lòng.

Bữa ăn quá nhiều thức ăn, gây thừa thãi và anh nhận ra rằng từ trước đến nay chị vẫn nấu nhiều như thế, anh cho là lãng phí khủng khiếp, không chỉ là gia đình mà còn hệ lụy đến xã hội. Anh đi đến một kết luận về chị: “Chưa ăn đã lo đói”, “No bụng, đói con mắt”, tàn dư của ý thức hệ “mâm cao, cỗ đầy”. Rồi cái bát ăn cơm nặng trịch, đôi đũa thô kệch, bát canh khổng lồ… cũng làm anh khó chịu, anh thích ẩm thực và các thứ đi kèm với nó phải tinh tế, đã nhiều lần nói nhưng chị không nghe.

Mới đây, chị theo phong trào trồng phong lan và vườn rau gia đình trên sân thượng biến mất, treo toàn phong lan, rồi các giò lan lấn sang giá phơi quần áo, bếp trở thành chỗ ươm “ky”, hành lang cũng vậy, thỉnh thoảng anh va đầu vào các khúc gỗ treo lan đau điếng, buột mồm văng tục, chị bảo “người đâu mà cục súc”.

Nhân chuyện này anh mới nhớ ra là chị thường chạy theo phong trào, khi người ta trồng rau thủy canh thì chỗ nào cũng có rau và dây leo đủ thứ, khi “thời trang tự may tại nhà” xuất hiện thì chị sắm máy khâu, nhà tràn ngập bụi vải... Đó là chưa kể đến các phong trào đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga... hay vẩy tay chữa bệnh chị đều hưởng ứng nhiệt tình  nhưng chỉ được một thời gian rồi bỏ.

Còn chị nhận ra anh ăn nói cầm chừng, nhiều khi giả điếc, lười vận động, thích xem phim trên Netflix toàn thể loại bạo lực, 18+… còn những phim tình cảm, tâm lý Hàn Quốc hay đến thế nhưng anh chẳng bao giờ để mắt tới. Không cùng sở thích, hai vợ chồng chẳng có gì để chuyện trò với nhau, trừ những trao đổi thật cần thiết, không khí gia đình có vẻ nặng nề.

Anh kể ngay cả chuyện ngủ cũng có vấn đề. Chị lên giường là ngủ, còn anh theo thói quen phải đọc cái gì đó trên giường, chị bắt anh tắt đèn, ánh sáng màn hình của điện thoại, iPad chị cũng không chịu được. Cùng giường nhưng chị trải cái chiếu cá nhân lên đệm, chỗ chị nằm “cho mát”. Anh khó chịu. Điều đó cũng ảnh hưởng đến đời sống tình dục vợ chồng.

Đỉnh điểm của xung đột là chị nấu một món canh trong 3 bữa liền, bữa nào cũng một tô to hụ và bữa nào cũng phải đổ đi. Anh cáu bảo “cái tâm lý nông dân” trong chị không thể nào thay đổi được. Vốn là cô gái xuất thân từ nông thôn nên chị cho rằng anh xúc phạm nghiêm trọng đến gia đình chị và thế là họ giận nhau, không chung giường nữa.

Tôi bảo các sở thích của chị đều lành mạnh, có thể chấp nhận được, không gây hại gì. Anh bảo tôi bênh chị nên mới nói thế, ở đây, không còn là sở thích nữa mà là một độ vênh rất lớn về văn hóa giữa hai người. Vênh cái gì chứ vênh về nền tảng văn hóa khó mà hòa hợp lắm, như “vung tròn mà đậy nồi méo” vậy. Tôi chỉ biết cười trừ, còn sự lý giải thuyết phục xin dành cho độc giả. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.