“…Ngoài việc hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn, điều quan trọng là NHCSXH phải hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong chăn nuôi, trồng trọt sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, giúp nhân dân từng bước thay đổi nhận thức, hình thành thói quen thực hành tiết kiệm, có trách nhiệm với đồng vốn vay…”, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa phát biểu trong chuyến thăm và kiểm tra tình hình hoạt động của NHCSXH huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa..
Quê hương khởi sắc
Thời gian qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Khánh Sơn - một huyện miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Khánh Hòa - luôn được quan tâm ưu tiên, tạo điều kiện giải ngân để triển khai chương trình cho vay vốn ưu đãi tới các hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Khánh Sơn luôn bám sát kế hoạch tín dụng mà NHCSXH tỉnh giao, cũng như kế hoạch phát triển KTXH của huyện đề ra; cho vay đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định của Chính phủ, đảm bảo nhanh, kịp thời để bà con đầu tư đúng thời vụ. Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể nhận ủy thác như Đoà Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... cũng như các tổ tiết kiệm vay vốn, tích cực tuyên truyền định hướng sử dụng vốn đúng mục đích như chăn nuôi, làm vườn…
Nhiều hộ vay vốn đã phát huy hiệu quả đồng vốn vay, bước đầu ổn định kinh tế gia đình. Đơn cử như hộ ông Đào Văn Thực đầu tư trồng 0,5 ha cà phê đã bắt đầu thu hoạch; hộ ông Vũ Văn Đáng trồng 0,3 ha sầu riêng, 0,4 ha cà phê; hộ ông Bo Bo Khá ở thị trấn Tô Hạp từ một hộ nghèo nay đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, hiện gia đình ông đã có 4 con bò và 0,4 ha mía tím, hàng năm có thu nhập từ 15-20 triệu đồng.
Bạn của người nghèo
Trong buổi kiểm tra về việc cho vay vốn của NHCSXH tại Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo: “Khánh Sơn là vùng đất giàu tiềm năng và thích ứng với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, mía tím, cà phê… Chính vì thế, ngoài việc hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn, điều quan trọng là việc hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong chăn nuôi, trồng trọt sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao; đồng thời các cơ quan chức năng cần có kế hoạch tìm đầu ra vững chắc về các loại sản phẩm cho nông dân.
Tính đến nay, tổng nguồn vốn cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Khánh Sơn đ đạt hơn 60,5 tỷ đồng với gần 700 lượt khách hàng là các đối tượng hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ SXKD tại vùng khó khăn, hộ nghèo khó khăn về nhà ở và Chương trình cho vay nước sạch môi trường… với mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/hộ. Tính đến hết tháng 10/2010, tổng dư nợ cho vay đạt hơn 63,2 tỷ đồng, tăng 4,7 tỷ đồng so với năm 2009. |
Bên cạnh đó phải giải thích cho bà con hiểu rõ những lợi ích thiết thực từ việc tiếp cận vốn vay từ NHCSXH để sản xuất. Đồng thời, giúp nhân dân thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tiết kiệm, có trách nhiệm với đồng vốn vay, từng bước đổi mới cách nghĩ, cách làm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định sản xuất. Đây sẽ là một trong những hướng đi tích cực mở ra triển vọng mới trong hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian tới.”
Ông Trần Văn Khuê – Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Khánh Sơn cho biết, hiện Phòng giao dịch đang nỗ lực phấn đấu để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dư nợ cho vay năm 2010 ước đạt 69,7 tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, đơn vị sẽ phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến các đối tượng thụ hưởng; đặc biệt là hướng dẫn các bước làm thủ tục cho vay cũng như hướng dẫn bà con sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích.…
Hoài An