“Vua ong" trẻ đất Bắc và hành trình chinh phục thị trường Mỹ

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang (bên phải) đang xem mô hình nuôi ong  của anh Trần Xuân Phong.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang (bên phải) đang xem mô hình nuôi ong của anh Trần Xuân Phong.
(PLO) -  Qua bao sóng gió, chàng trai trẻ đất Tuyên Nguyễn Xuân Phong đã trở thành ông chủ của 1.700 đàn ong với thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Vì thế, nhiều người đã hóm hỉnh gọi anh với cái tên đầy quyền lực “Vua ong” đất Bắc.
Cha truyền con nối
Nghe danh “Vua ong” đất Bắc, chúng tôi tò mò tìm về nhà anh Trần Xuân Phong (ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, TP. Tuyên Quang). Ấn tượng đầu tiên của tôi khi có mặt tại nhà anh Phong là hàng nghìn thùng nuôi ong đặt khắp vườn. Phía bên trái nhà anh Phong là một khu xưởng dùng để chế tạo dụng cụ nuôi ong và hàng trăm thùng phuy lớn dùng để chứa mật. Với cơ ngơi này, ít ai có thể nghĩ là của một người mới chỉ 30 tuổi. 
Phong tâm sự: “Trước đây bố tôi cũng nuôi ong rồi truyền một số kinh nghiệm cho, nhưng hồi đó cũng chỉ biết thế, chứ vẫn ao ước được đi học đại học rồi kiếm một công việc ổn định. Giấc mơ không thành nên phải về quê lao động chân tay. Trăn trở mất cả năm rồi mới nhìn ra nghề nuôi ong ở chính gia đình mình. Cái chính để tôi đến với nghề vẫn là bố tôi, người đã định hướng cho tôi”. 
Nhớ lại nhưng ngày tháng gian lao với nghề nuôi ong, ông Trần Xuân Thư - bố anh Phong chia sẻ:  “Năm 1990, sau khi Công ty ong Tuyên Quang giải thể, tôi trở về nhà. Đến năm 1994 thì bắt đầu nuôi thử 50 đàn ong. Nhưng nuôi ong rất khó, phải am hiểu được thời tiết và các vùng địa lý nhiều nơi và thấu hiểu được bản chất của con ong. Sống với nó như bạn thì mới nuôi nó được. Hồi đó, tôi còn ít kinh nghiệm nên gặp phải không ít khó khăn. 
50 đàn ong đầu tiên của gia đình tôi được đưa lên Mộc Châu (Sơn La) để tìm nguồn hoa, nhưng do không nắm rõ thời điểm hoa nở rộ, khi đưa đàn ong lên đến nơi thì chỉ còn lác đác một vài nơi còn hoa. Đàn ong bị đói, quay sang cướp mật của nhau. Lúc đi là 50 đàn, lúc về chỉ còn được một nửa. Thấy tôi thất bại như vậy, nhiều người khuyên nhủ nên bỏ đi, kiếm việc khác mà làm cho an nhàn. Nhưng lỡ đam mê với con ong rồi, tôi tiếp tục theo bằng được. Lúc ấy nhà chẳng có gì ngoài chiếc xe máy Simson, tôi cũng đem bán nốt lấy vốn nuôi ong”.
Sau hơn 3 năm vật lộn với đàn ong, năm 1997 ông Thư mới bắt đầu thu lãi từ nuôi ong, ổn định với số lượng 100 đàn.
Hành trình trở thành “Vua ong”
Năm 2002, Phong quyết định tiếp quản đàn ong từ bố. Bước đầu vào nghề, anh luôn vấp phải khó khăn, thiếu đủ thứ từ kinh nghiệm, vốn và đầu ra nên làm ăn không mấy sáng sủa. “Nhiều lúc tôi cũng chán nản muốn đi làm cái khác nhưng nghĩ lại làm cái gì cũng phải kiên trì thì mới mong thành công, chứ đứt gánh giữa đường thì còn làm được gì”, anh Phong nói.
Đoàn thăm quan mô hình nuôi ong của anh Phong
Đoàn thăm quan mô hình nuôi ong của anh Phong 
Suốt ba năm đầu, anh Phong cứ luẩn quẩn với đàn ong mà chưa thấy một chút hiệu quả nào. Đầu năm 2005, anh mạnh dạn đưa sổ đỏ đi thế chấp, vay ngân hàng 500 triệu đồng để mua sắm vật tư, con giống. Đến cuối năm 2005 số lượng đàn ong của anh đã tăng lên 500 đàn.  Để nâng cao năng suất cho đàn ong, năm 2006 anh Phong tìm ra cách lai tạo giữa giống ong vàng của miền Bắc với giống ong Ý của miền Nam, tạo thành giống ong lai, vừa cho lượng mật cao, vừa chống chọi được với cái lạnh của miền Bắc. 
Bên cạnh đó, anh chủ động di chuyển đàn ong đi đón những mùa hoa ở cả các tỉnh miền Nam để tăng số vụ thu hoạch trong năm. “Cứ vào đầu tháng 12 hàng năm là tôi phải di chuyển đàn ong vào tỉnh Bình Phước đón hoa điều, tháng 2 lên tỉnh Gia Lai hưởng hoa cà phê, tháng 3 quay về tỉnh Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về đón hoa nhãn tại tỉnh Hưng Yên. 
Tháng 7 chuyển ong lên tỉnh Sơn La đón vụ hoa càng cua, tháng 10, 11 về tỉnh Hà Giang có hoa bạc hà. Việc di chuyển ong phải làm trong đêm, vì thời gian này là đàn ong về tổ ngủ, có như thế ong mới không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột”. Cứ như thế đàn ong của anh cho mật liên tục, mỗi năm có đến 4 vụ thu hoạch mật. 
Sau 11 năm gắn bó với nghề nuôi ong, anh Phong đã phát triển mô hình nuôi ong của mình rộng rãi khắp nơi từ quê hương cho đến Hà Giang, Hải Dương, Bắc Giang, Đắk Lắk. Tính đến thời điểm hiện tại, đàn ong của anh Phong đã lên tới 1.700 đàn, với sản lượng đạt 50 tấn mật /năm và thu lãi 1,3 tỷ đồng/ năm. 
Tháng 5/2013 anh Phong  đã đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) nuôi ong Phong Thổ do anh làm Chủ nhiệm. Hiện tại HTX đang quản lý 5.000 đàn ong với sản lượng hơn 100 tấn/năm, mỗi năm thu về hơn 2 tỷ đồng.
Xuất khẩu mật ong sang Mỹ
Khát vọng của “Vua ong” Trần Xuân Phong không chỉ dừng lại ở việc sản xuất mật ong thô mà anh còn muốn HTX phát triển thành nhà máy chuyên sản xuất mật ong tại miền Bắc để chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ. 
Những tầng mật ong vàng óng từ mô hình nuôi ong của anh Trần Xuân Phong.
 Những tầng mật ong vàng óng từ mô hình nuôi ong của anh Trần Xuân Phong.
“Ở Việt Nam giờ chỉ có ba mặt hàng được xuất khẩu sang Mỹ là tôm, cá ba sa và mật ong thôi. Sản lượng mật ong của HTX thì không ngừng tăng nhưng vẫn chỉ thu mua và bán sản phẩm thô vào Tây Nguyên để chế biến, rồi thông qua các doanh nghiệp lớn để xuất khẩu ra nước ngoài. Trong khi đó lại phải chi trả 30 triệu đồng cho mỗi chuyến Container chở vào miền Nam. Như thế lãi rất ít mà lại không mang được thương hiệu của HTX.
Nếu như xuất khẩu trực tiếp qua cảng biển Hải Phòng, chi phí sẽ giảm đi nhiều. Nhưng ngoài Bắc mình chưa có một nhà máy chế biến mật ong nào. Nếu xây dựng được một nhà máy ở đây thì giảm tải được nhiều chi phí, không những thuận lợi cho phát triển mô hình nuôi ong rộng trên địa bàn trong tỉnh và cả các vùng lân cận nữa” . Đó chính là lý do anh Phong luôn khao khát xây dựng HTX nuôi ong Phong Thổ trở thành nhà máy vừa sản xuất vừa chế biến mật ong. 
Tuyên Quang đánh giá cao mô hình của anh Phong và tỉnh đã quyết định đầu tư 6 tỷ đồng giúp anh Phong xây dựng nhà máy chế biến mật ong. Vậy là ước mơ của “Vua ong” đã sắp thành hiện thực. 

Đọc thêm

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.