'Vua nhạc sến' Vinh Sử U80 thích đeo vàng, sống vui dù ung thư di căn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuổi 77, nhạc sĩ Vinh Sử đối diện bệnh tật để sống thanh thản, không oán trách. Ông đã sẵn sàng để ra đi bất cứ lúc nào, mồ mả đã tự lo xong. Bên ông là người vợ tào khang đã không bỏ rơi ông lúc hoạn nạn.

Tuổi 77, nhạc sĩ Vinh Sử đối diện bệnh tật để sống thanh thản, không oán trách. Ông đã sẵn sàng để ra đi bất cứ lúc nào, mồ mả đã tự lo xong. Bên ông là người vợ tào khang đã không bỏ rơi ông lúc hoạn nạn.

Phóng viên VietNamNet tới thăm nhạc sĩ Vinh Sử tại ngôi nhà nhỏ ở quận Bình Tân, TP.HCM. Trước đây, ông sống một mình nhiều năm ở Quận 7, sau vì bệnh nặng nên dọn về Bình Tân ở cùng vợ thứ 3 là bà Nguyễn Ngọc Lệ.

Hôm gặp phóng viên, Vinh Sử tương đối khỏe. Ông thấy tạm ổn, sắc mặt hồng hào sau 1 năm bị bệnh tật giày vò.

Tháng 7/2020, Vinh Sử nhập viện cấp cứu trong cơn đau, phần chẩn đoán khiến mặt vợ ông biến sắc: ung thư trực tràng di căn đại tràng; lao phổi; viêm dạ dày; thiếu máu mạn tính; suy thận cấp độ 3a;... chưa kể các bệnh nền như lao phổi, giãn phế quản, cao huyết áp, động kinh và di chứng tai biến mạch máu não.

Bác sĩ hỏi bà Lệ: Sao đưa ông ấy vào muộn thế? Thế mà Vinh Sử chưa thể mổ ngay vì thiếu máu. "Chưa kể, ruột ông ấy đã nạo vét và cắt đi nhiều lắm rồi, giờ không thể can thiệp thêm. May mà bác sĩ nhận ra ông là nhạc sĩ Vinh Sử nên rất thương quý, chữa trị tận tình", bà Lệ nói. Mổ xong, ông nằm viện một tháng, sức khỏe hoàn toàn suy kiệt.

Hiện Vinh Sử vẫn chưa thể hóa trị nên phải uống thuốc cầm chừng. Mỗi tháng, ông đến bệnh viện 3 lần để tái khám ung thư, động kinh và phổi. Tiền thuốc ít thì 700-800 nghìn, nhiều thì hàng triệu. Giấy tờ liên quan đến bệnh viện của chồng được bà Lệ treo ngay trước nhà để mang theo bất cứ lúc nào ông cần cấp cứu.

Theo bà Lệ, việc nan giải nhất hiện thời là hậu môn nhân tạo của Vinh Sử. Do dịch bệnh, hậu môn nhân tạo loại 95.000 đồng/cái là hàng xách tay nên không còn, trong khi loại 45.000 đồng/cái dễ mua nhưng keo không dính sát da, chỗ hở dễ gây viêm loét. Bà Lệ cũng rất khó tìm mua đế hậu môn nhân tạo cho chồng. Mỗi hộp hậu môn nhân tạo gồm 9 cái bao nhưng chỉ có 3 cái đế. Trong khi đó, hễ bà bôi thuốc chống viêm loét hoặc Vinh Sử đổ nhiều mồ hôi là tuột đế hậu môn nhân tạo nên 3 cái đế mỗi hộp luôn không đủ dùng.

Bà nói thêm: "Ông Vinh không biết tự thay bao hậu môn nhân tạo, nhiều lần để đổ phân ra đầy giường, tôi vẫn phải dọn thôi. Mỗi ngày, tôi lau dọn hết 3 bịch khăn giấy vuông".

Bà Lệ chăm sóc chồng.
Bà Lệ chăm sóc chồng.

Tháng 5/2020, Vinh Sử dọn về sống cùng bà Lệ ở Bình Tân. Nhiều năm qua, ông sống một mình ở Quận 7. Hễ viết nhạc, ông cần sự yên tĩnh tuyệt đối để tập trung nên không thích sống cùng người khác. Vài lần bà Lệ đến thăm gây tiếng động liền bị ông cằn nhằn.

Vinh Sử nói: "Với tôi, âm nhạc là đời mình, không bỏ được. Tôi đau bệnh nhưng tinh thần vẫn sung". Bà Lệ kể chuyện vui, hồi nằm viện Vinh Sử vì nhớ âm nhạc nên thỉnh thoảng đưa tay ký âm vào không khí, miệng nhẩm nốt nhạc. Mọi người không hiểu gì, tưởng ông sắp "đi" nên thấy chuyện tâm linh.

Vinh Sử hiện bỏ hẳn rượu bia, từng kiêng thuốc lá vài tháng rồi lại cầm điếu vì âm nhạc. Đôi khi, ông châm lửa rồi cầm điếu thuốc suy tư, nhìn ngắm cuộc sống chứ không hút. Nếu tay không cầm điếu, ông không có hứng suy tư, viết nhạc.

Bên cạnh đam mê ăn vào máu, gia tài âm nhạc đồ sộ cũng là nguồn thu nhập nuôi sống Vinh Sử tuổi già. Cứ vài tháng, Trung Tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam lại gọi ông đến nhận tiền. Dù vậy, số tiền ấy vẫn rất eo hẹp so với gánh nặng tiền thuốc, khám chữa bệnh. Ngoài ra, thỉnh thoảng ông được ca sĩ đến đặt hàng viết nhạc, có khi viết đến 6-7 bài cho 1 album.

Tuổi già thích đeo vàng, đã lo xong mồ mả

Trong buổi gặp, ngoài bà Lệ còn có vợ chồng con gái út nhạc sĩ Vinh Sử. Chị ngụ tại Quận 7 (TP.HCM), xưa ở gần cha. Hiện tại, vợ chồng chị thăm ba hàng tuần. Thỉnh thoảng, chị gọi hỏi ông thích ăn gì thì mua sang.

Vợ chồng Vinh Sử thừa nhận ông hiện không có con cháu nuôi. Suốt 1 năm ra vào bệnh viện như đi chợ cho đến khi xuất viện, mọi việc hầu hết do bà Lệ làm. Dù vậy, Vinh Sử không mảy may buồn hay trách các con.

"Mấy đứa con tôi không đứa nào khá giả lại còn bận bịu cuộc sống riêng nên cứ thân ai nấy lo. Tụi nó làm công chức lương ba cọc ba đồng không đủ sống thì lo cho ai? Tôi hiểu hết nên không buồn hay trách cứ gì. Đồng nghiệp cũng vậy, nghệ sĩ Việt Nam bèo lắm! Chúng tôi khổ như nhau nên cứ hồn ai nấy giữ", ông nói.

Con gái út nhạc sĩ Vinh Sử nói thêm: "Các anh chị tôi con cái đùm đề. Vợ chồng tôi chỉ có một con, bé cũng đến tuổi đi học nên chúng tôi đỡ bận bịu".

Hỏi tuổi này, ông mong gì? Nhạc sĩ nói ngay: "Tôi sắp chết rồi, cần gì sống thọ hay nhiều tiền! Vậy thì mong gì nữa bây giờ? Tuổi này, tôi cần ăn cơm đủ 2 bữa/ngày, ngủ thoải mái, thỉnh thoảng đi chơi lòng vòng".

Nghệ sỹ Vinh Sử cùng con gái út.
Nghệ sỹ Vinh Sử cùng con gái út.

Niềm vui tuổi già của Vinh Sử là các con trưởng thành, đủ ăn đủ mặc, có thể nuôi dạy các cháu đã đáng mừng. Ông khoe đã tự lo xong mồ mả ở Hoa viên nghĩa trang Bình Dương, cạnh bên mộ phần nhạc sĩ Thanh Sơn. Trước mộ, ông đặt một cái tượng đồng của mình cầm đàn ghi-ta chi phí hết 50 triệu đồng. Hôm nhận tiền tác quyền, ông đã thanh toán 25 triệu đồng, còn nợ một nửa.

Bên cạnh đó, Vinh Sử cũng có 2 niềm vui khác là đi loanh quanh và đeo vàng. Bà Lệ bỏ tiền túi mua cho ông 1 chiếc xe lăn điện hết 18,5 triệu đồng để đi dạo quanh xóm. Mọi người ở xóm này đều biết nhạc sĩ Vinh Sử nên trông chừng ông giúp bà Lệ. Vì có lần ông đi lạc ra đường cái, cách nhà đến 2-3 km. Từ lần đó, bà Lệ không cho chồng đi một mình nữa.

Mặt khác, Vinh Sử đi loanh quanh một mình rất nguy hiểm vì ông đeo vàng đầy tay. Số trang sức đều là vàng thật. Bà Lệ: "Ông giờ như trẻ con, thích đeo vàng lấp lánh. Tết vừa rồi, nhạc sĩ Kim Đằng gửi ông 12 triệu đồng. Tôi lấy tiền ra tiệm cầm đồ mua vàng hết 4-5 triệu để ông đeo cho đẹp cũng như thấy vui mà sống".

Một số người tìm đến Vinh Sử đề nghị làm liveshow nhưng ông chưa nhận lời ai. Ông nói: "Đời tôi làm nhiều liveshow rồi. Vì vậy, tôi muốn làm một liveshow cuối cùng với đầy đủ nhạc phẩm của mình xưa nay. Đây không phải chuyện đơn giản, nếu không cẩn thận sẽ bị lợi dụng". Ông cũng muốn ca sĩ Trường Vũ - người ông cho là hát đúng nhất chất nhạc Vinh Sử, góp mặt liveshow ấy.

Tin cùng chuyên mục

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.