“Vua dược” Phan Quốc Kinh và chuyện chưa kể về 'thần dược' Berberin

(PLVN) - Trong nhiều năm đóng góp cho nền y học nước nhà, Dược sĩ Phan Quốc Kinh đã góp phần tạo ra những thành tựu xuất sắc trong đó có "thần dược" Berberin. Ông đã từ trần vào ngày 7/8/2019, gây ra niềm thương tiếc vô hạn.

“Vua dược” Phan Quốc Kinh

Tiến sỹ (TS) - Dược sĩ Phan Quốc Kinh sinh năm 1937 tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1954, ông học tại khoa Dược, Đại học Y - Dược Hà Nội (tiền thân của Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y Hà Nội hiện nay).

Năm 1963, ông đi du học tại Liên Xô. Sau đó 3 năm, khi trở về nước, ông nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Dược Hà Nội.

Với việc nghiên cứu ra nhiều loại thuốc Nam được cả trong và ngoài nước công nhận, TS Phan Quốc Kinh được coi là người kết nối giữa y học cổ truyền và hiện đại. Đặc biệt những viên thuốc Berberin, công trình thuốc Nam đầu tiên được công nhận của ông đã cứu sống hàng triệu người trong đợt dịch lỵ đầu những năm 70 của thế kỷ trước.

Cha đẻ của 'thần dược' Berberin đã qua đời

TS - DS Phan Quốc Kinh, người có đóng góp lớn lao cho nền y học Việt Nam đã qua đời vào ngày 7/8/2019

Berberin ra đời như thế nào?

Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, khi chiến tranh Miền Bắc vẫn còn khốc liệt, ngoài dịch hoạ thiên tai (lũ lớn năm 1971), người dân Việt Nam còn phải gánh chịu hậu quả của dịch lỵ nguy hiểm.

Dịch bệnh lan nhanh ở các tỉnh đồng bằng, miền núi, bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục đến kiệt sức rồi tử vong. Lúc này Việt Nam không thể nhập thuốc do bị bao vậy, các kho thuốc luôn ở tình trạng cạn kiệt.

Nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc, đầu năm 1972, lãnh đạo Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn và Giáo sư Hồ Đắc Di - Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội đã họp và quyết định phải chế tạo ra một loại thuốc mới để dập tắt dịch bệnh. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng Dược sĩ Phan Quốc Kinh khi ấy mới 35 tuổi thay mặt cho trường ĐH Y Dược Hà Nội đứng lên nhận trách nhiệm sáng chế thuốc dập dịch lỵ kèm theo lời hứa sẽ cung cấp đủ thuốc cho Bộ sau 6 tháng.

Ngay sau đó, Dược sĩ Phan Quốc Kinh đã đề nghị nhà trường Đại học Dược Hà Nội huy động tối đa cán bộ giảng dạy và sinh viên đến các làng xã ở miền núi và đồng bằng, bắt đầu tìm hiểu và thu thập kinh nghiệm của nhân dân, thầy lang về việc sử dụng các loại thuốc nam để chữa bệnh lỵ. Sau khi có trong tay hằng trăm bài thuốc nam kết hợp với các tài liệu y khoa cổ truyền và y học hiện đại, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 20 cây thuốc có khả năng chống vi sinh vật gây bệnh lỵ để thử tác dụng kháng sinh.

Cha đẻ của 'thần dược' Berberin đã qua đời
 TS - DS Phan Quốc Kinh thu thập tất cả các phương thuốc chữa lỵ trong dân gian

Ba tháng sau, nhóm đã bắt tay vào thu hái dược liệu ở tỉnh Lào Cai và một số tỉnh đồng bằng và bào chế được 2 loại thuốc là Codanxit (chiết từ cây hoằng đằng và cỏ sữa lá lớn) và Berberin (chiết xuất từ hoàng liên gai, hoàng bá) có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và chống lại amip gây dịch lỵ.

Giáo sư Tôn Thất Tùng đã cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức và chính ông dùng thử, kết quả thu được hết sức khả quan. Ngay lập tức thuốc được sản xuất hàng loạt góp phần dập tắt dịch lỵ nguy hiểm và phức tạp ở miền Bắc.

Khi đó, Berberin được coi là "thần dược" cứu sống hàng triệu người dân. Dù đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đó, Berberin vẫn là cái tên quen thuộc trong hầu hết tủ thuốc của các gia đình Việt Nam bởi sự tiện dụng, hiệu quả và giá thành phải chăng.

Trong nhiều năm đóng góp cho nền y học nước nhà, Dược sĩ Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất gần 20 loại thuốc từ nguyên liệu Việt Nam.

Ông còn có vinh dự được phân công bào chế thuốc bổ, tăng cường sinh lực cho lãnh tụ Cách mạng Lào Kaysone Phomvihane, giúp đỡ ngành Dược Campuchia sản xuất thuốc Berberin từ cây vàng đắng.

Nhiều công trình nghiên cứu của TS. Phan Quốc Kinh đã được công bố trong các tạp chí khoa học của Liên Xô, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.

Năm 1975, TS-DS Phan Quốc Kinh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng về nghiên cứu khoa học, đồng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000 và nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, vào ngày 7/8/2019, TS- DS Phan Quốc Kinh đã qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn cho tất cả mọi người.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.