Vụ xét xử ông Đinh La Thăng: Viện kiểm sát đề nghị giảm án cho nhiều bị cáo

Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa
(PLO) - Ngày làm việc thứ 8 phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm, đại diện VKSND TP Hà Nội tranh luận với các luật sư, bị cáo. Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm truy tố về tội danh nhưng đã có đề nghị giảm án, miễn trách nhiệm dân sự đối với một số bị cáo.

Có hay không “lợi ích nhóm”?

Theo cơ quan giữ quyền công tố tại tòa, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ định Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu EPC có đủ năng lực hay không, trước hết cần xét về năng lực tài chính của PVC . Từ năm 2010 và trong 6 tháng đầu năm 2011, PVC khó khăn về cân đối nguồn vốn đầu tư, trả nợ (cùng thời điểm thực hiện hợp đồng 33 và tạm ứng). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới áp lực PVC phải sử dụng nguồn tiền tạm ứng của Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 vào mục đích trả nợ, thực hiện dự án đầu tư dài hạn khác.

Mặt khác, tính đến thời điểm ký kết hợp đồng số 33 ngày 28/2/2011, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của PVC các năm 2009 và 2010 (năm cuối cùng gần nhất năm ký HĐ 33) đều dưới 1, không đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính theo quy định. Về năng lực kinh nghiệm của PVC, theo kiểm sát viên (KSV), PVC không đáp ứng kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của nhà thầu (được thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ trong vòng 5 năm trở lại)… Chính bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa thừa nhận PVC không đủ năng lực thực hiện EPC Dự án NMNĐ Thái Bình 2, thời điểm đó chỉ có Lilama có đủ năng lực.

Trong vụ án, xét về mối quan hệ, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC), Trịnh Xuân Thanh đều do Đinh La Thăng có vai trò quyết định trong việc tiếp nhận về PVN và được cất nhắc, bổ nhiệm giữ các vị trí chủ chốt của PVC. Xuất phát từ mối quan hệ trên, dù biết rõ PVC đang gặp khó khăn về tài chính, không đủ năng lực cũng như kinh nghiệm thực hiện thi công Dự án NMNĐ Thái Bình 2 nhưng Đinh La Thăng vẫn ưu ái bỏ qua các quy định pháp luật để chỉ định PVC làm tổng thầu. Sau đó chỉ đạo các bị cáo tại PVN và các đối tượng liên quan tại PVPower ký hợp đồng EPC và tạm ứng tiền cho PVC để bị cáo Thanh và các đồng phạm sử dụng trái mục đích gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước. Qua đó thấy rõ mối quan hệ mang tính “lợi ích nhóm” của các bị cáo.

Nhiều bị cáo được đề nghị giảm án

Theo KSV, hệ lụy từ việc không có năng lực tổng thầu chính là: Thi công kéo dài gần gấp đôi; Nếu phạt HĐ EPC sẽ lên tới hàng trăm triệu USD; PVC cũng chịu chi phí phát sinh rất lớn. Theo báo cáo 117 ngày 6/1/2017, PVC chi phí phát sinh tới 155 tỷ đồng/năm. Trong vụ án này, các bị cáo có biết hay do thiếu trách nhiệm nên không biết HĐ EPC 33, 4194 không có cơ sở pháp lý và không đủ điều kiện để tạm ứng trái quy định không?.

Nêu một loạt căn cứ, tình tiết xong, đại diện VKS nói: “Điểm mấu chốt là ngày 24/2/2011 Đinh La Thăng đã biết và biết được dự án đầu tư điều chỉnh chưa được lập vậy mà chỉ 4 ngày sau, ngày 28/2/2011, PVPower và PVC ký hợp đồng 33 EPC. Thời điểm này chưa có dự án đầu tư được phê duyệt, chưa có thiết kế kỹ thuật, chưa có tổng dự toán, chưa có hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo quy định”, đại diện VKS nói.

Theo chỉ đạo của Đinh La Thăng, ngày 13/5/2011, Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN) thay mặt PVN cùng với PVPower và PVC ký hợp đồng 4194 chuyển đổi chủ thể hợp đồng số 33 từ PVPower sang PVN, hợp đồng này cũng chỉ có 2 trang với nội dung: PVN  nhận và kế thừa mọi trách nhiệm, nghĩa vụ của PVPower tại hợp đồng số 33 kể từ ngày 1/4/2011. “Như bị cáo Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2) đã khai hợp đồng EPC 33 gì mà chỉ có 8 trang. Hợp đồng EPC 4194 chỉ có 2 trang? Hợp đồng EPC 33 chỉ là sự phù phép cho việc PVC rút tiền từ PVN”, đại diện VKS đối đáp.

Qua thẩm vấn công khai và qua tranh luận tại phiên tòa, KSV cho rằng, đối với bị cáo Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh văn phòng PVC), quá trình điều tra và tại tòa ngoài các tình tiết giảm nhẹ được nêu trong luận tội của VKS, bị cáo còn có tình tiết giảm nhẹ là tích cực hợp tác với cơ quan pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, chỉ phải chịu trách nhiệm về số tiền 2,7 tỷ đồng trong tổng số tiền tham ô 13 tỷ đồng. 

Bị cáo Lê Đình Mậu (nguyên Phó trưởng ban Kế toán và kiểm toán PVN) vai trò phạm tội có mức độ, Lương Văn Hòa (nguyên GĐ Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch) và Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC) có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đặc biệt là có thái độ tích cực hợp tác với cơ quan pháp luật giải quyết sớm vụ án. Do vậy, VKS đề nghị HĐXX giảm hình phạt cho các bị cáo so với mức đề nghị trước đó. Cùng được đề nghị HĐXX cân nhắc, xem xét giảm nhẹ hình phạt còn có bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC). 

Về trách nhiệm dân sự, không đề nghị buộc bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, Lê Đình Mậu, Nguyễn Tiến Mạnh, Phạm Tiến Đạt phải liên đới bồi thường số tiền thạt hại hơn 119 tỷ đồng. Các vấn đề khác VKS vẫn giữ nguyên quan điểm như đã đề cập trong phần luận tội.

Hôm nay (16/1/2018), phiên tòa tiếp tục. 

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.