Vụ xét xử ông Đinh La Thăng: Chính phủ không có văn bản cho PVC làm tổng thầu

Đại diện VKS tranh luận tại phiên tòa ngày 15/1.
Đại diện VKS tranh luận tại phiên tòa ngày 15/1.
(PLO) - Trong phần tranh tụng của mình Viện kiểm soát Hà Nội khẳng định Chính phủ không có văn bản đồng ý cho PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đồng thời, kết luận 41 của Bộ Chính trị không đề cập đến việc cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ định thầu.

Tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng 21 đồng phạm, ngày 15/1, đại diện VKS bác gần như toàn bộ quan điểm của luật sư bào chữa cũng như của các bị cáo liên quan đến hai tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.

Đại diện VKS đưa câu hỏi, PVN chỉ định Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu có đúng căn cứ hay không? Sau đó, vị đại diện này dẫn lời khai của bị cáo Đinh La Thăng cho rằng việc chỉ định thầu xuất phát từ kết luận 41 của Bộ Chính trị về chủ trương xây dựng tập đoàn PVN, rằng thực hiện chủ trương người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam... Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng, kết luận 41 không đề cập gì cụ thể cho PVN chỉ định PVC làm tổng thầu, và không đề cập việc chỉ định thầu.

“Chính phủ có công văn trả lời PVN (do ông Thăng ký đề xuất cho PVC làm tổng thầu) thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Thủ tướng chỉ đạo PVN lựa chọn nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực. Như vậy, có cơ sở khẳng định Chính phủ không có văn bản nào đồng ý cho PVN chọn PVC làm tổng thầu. Qua đó, có thể đặt ra câu hỏi rằng, vậy PVN có thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng hay không” – đại diện VKS đối đáp.

Liên quan đến năng lực thực hiện dự án của PVC, đại diện VKS nhấn mạnh phải đánh giá tổng thể chung chứ không chỉ thể hiện ở chỉ tiêu và lợi nhuận để nói PVC có đủ năng lực. Dẫn các báo cáo tài chính và công nợ của PVC và PVN, đại diện VKS chứng minh PVC thời điểm đó khó khăn, không đủ năng lực để thực hiện dự án.

Nói về kinh nghiệm của PVC, VKS cho rằng PVC chỉ mới tham gia một số dự án (như nhiệt điện Vũng Áng) nhưng qua hồ sơ thi công cho thấy chỉ ở một số khâu và giá trị các hợp đồng trong hồ sơ đề xuất thấp hơn nhiều theo quy định.

Cũng theo đại diện VKS, tại toà, chính bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh – chủ tịch HĐQT PVC cũng cho rằng thời điểm đó PVC không đủ năng lực mà chỉ có Lilama đủ năng lực. Việc không có năng lực làm tổng thầu dẫn đến hệ luỵ dự án thi công kéo dài gấp đôi về mặt thời gian, PVC chịu chi phí phát sinh hơn 155 tỷ đồng/năm. “Từ căn cứ trên có cho thấy chủ trương chỉ định thầu với PVC có là ưu tiên dùng hàng Việt? Rõ ràng là không” – VKS nêu quan điểm.

Trả lời việc chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu, ký kết nhà thầu, tạm ứng, sử dụng tiền tạm ứng đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVC được chỉ định làm tổng thầu theo Hợp đồng số 33 (HĐ 33), cũng như được PVN cấp tạm ứng số tiền hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng, bị cáo Thăng khai việc chỉ định thầu dự án NMNĐ Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Chính phủ về phát huy nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa ngành dầu khí thành ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm cả dịch vụ và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên Chính phủ không có bất cứ văn bản nào đồng ý PVN chỉ định thầu mà yêu cầu PVN lựa chọn nhà thầu có năng lực.

Về năng lực tài chính, để đánh giá tình hình tài chính PVC phải xét đến các chỉ số thanh toán, nguồn vốn đầu tư, trả nợ, không chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh.

Tại thời điểm 31/12/2009, nợ ngắn hạn PVC 1.982 tỷ đồng, chiếm 83% tổng vốn phải trả cho DN. Theo báo cáo tài chính năm 2010, tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn hn 3.000 tỷ đồng. sau khi bố trí cho đầu tư tài chính dài hạn khoảng 2.800 tỷ đồng, nguồn còn lại chỉ 50 tỷ đồng.

PVC bị áp lực trả nợ ngắn hạn, đến năm 2011 vẫn chưa thể trả nợ gốc cho PVN nhưng vay tiếp PVN 400 tỷ đồng để đầu tư vào công ty con. Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn hơn 558 tỷ đồng, có tới 199 tỷ đồng đầu tư dài hạn của PVC phải sử dụng vốn ngắn hạn.

Như vậy trong năm 2010 PVC đã gặp khó khăn về vốn. Các dự án khi nhân chuyển nhượng từ PVFC đa số là dự án BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, do đó PVC đã phải hỗ trợ vốn kinh doanh và trả nợ cho các đơn vị bằng nguồn vốn vay ủy thác của tập đoàn hơn 700 tỷ đồng.

Sau khi tiền tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng từ BQLDA Nhieetj điện Thái Bình 2 thuộc PVN về PVC đã bị các ngân hàng tự động thu nợ, điều này cho thấy PVC gặp khó khăn về tài chính trong năm 2011. Rõ ràng tình hình tài chính PVC là không lành mạnh nhưng PVN vẫn quyết định chỉ định thầu đối với PVC tại dự án NMNĐ Thái Bình 2.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.