Vụ truyền hóa chất quá hạn cho bệnh nhi: Bệnh viện đã chuyển hồ sơ đến cơ quan công an

Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM. Ảnh: VOV
Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM. Ảnh: VOV
(PLVN) - Mới đây, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã có thông cáo báo chí về phản ánh của thân nhân người bệnh L.T.K.C (sinh năm 2016, chẩn đoán: suy tủy) về việc người bệnh được cấp phát và sử dụng thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) đã hết hạn sử dụng.

Cụ thể, theo thông cáo báo chí, bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã dừng ngay lập tức y lệnh và kiểm tra lại hạn dùng của thuốc.

Qua kiểm tra phát hiện 02 lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho người bệnh L.T.K.C có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 01/2020 (trong đó có 01 lọ đã sử dụng xong và 01 lọ đã sử dụng 4ml/100ml thuốc đã pha).

Trong khi đó, kiểm tra trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện thì 02 lọ thuốc này lại có hạn sử dụng là 11/2021. Bệnh viện đã theo dõi sát tình trạng người bệnh để có xử lý kịp thời.

Ngày 26/06/2020, bệnh viện đã tổ chức họp Hội đồng chuyên môn. Sau khi tham khảo các tài liệu y khoa, Hội đồng chuyên môn kết luận: Thuốc Thymogam (ATG) là thuốc điều hòa miễn dịch, bản chất là protein, theo thời gian, thuốc sẽ tự phân hủy thành acid amin không gây ra độc tính cho cơ thể, không làm xấu thêm tình trạng bệnh của bệnh nhi. Phản ứng không mong muốn có thể xảy ra là phản ứng quá mẫn muộn của thuốc ATG nói chung trong khoảng 15 ngày đầu sau truyền.
Căn cứ theo các hướng dẫn điều trị trên thế giới, Hội đồng thống nhất bổ sung thêm liều còn thiếu cho người bệnh. Việc bổ sung thuốc vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của liệu trình điều trị.
Bệnh viện đã tổ chức họp khẩn để nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ việc và tạm đình chỉ công tác tất cả các cá nhân có liên quan, tiến hành xác minh, làm rõ về nguyên nhân sự cố này. Đồng thời, Bệnh viện đã chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan công an điều tra.
Hiện tại, bệnh nhi vẫn sinh hoạt bình thường, sinh hiệu ổn định và đang được bệnh viện chăm sóc, theo dõi liên tục.

Trước đó, theo thông tin phản ánh trên báo chí, bệnh nhi là bé L.T.K.C (4 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, TP HCM) bị suy tủy (một dạng ung thư) đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM từ tháng 7/2019 đến nay. Bệnh nhi đã được vào 3 chai hoá chất vào ngày 23/6 đến ngày 24/6 tiếp tục được truyền thêm 2 chai.

Tuy nhiên, khi cha của bé là anh L.T.V. ra thùng rác để nhặt lại chai hoá chất vừa được truyền cho con ngày 24/6 để kiểm tra thì phát hiện cả 2 chai đều đã quá hạn sử dụng (ngày sản xuất là tháng 2/2018, hạn sử dụng là tháng 1-2020).

Qua kiểm tra, Bệnh viện phát hiện 2 lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho trẻ có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020 (trong đó có 1 lọ đã sử dụng xong và 1 lọ đã sử dụng 1/3). Trong khi đó, kiểm tra trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện thì 2 lọ thuốc này lại có hạn sử dụng là 11/2021.

Bệnh viện đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 1 dược sĩ và 2 điều dưỡng có liên quan đến sự việc để điều tra làm rõ.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.