Vụ tiến sỹ bị cho là đạo văn kiện ngược cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tiếp tục hoãn phiên tòa sau gần 2 năm tạm đình chỉ

Toàn cảnh phiên tòa
Toàn cảnh phiên tòa
(PLO) - Ngày 10/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục đưa vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là ông Hoàng Xuân Quế và người bị kiện là cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) liên quan quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Quế ra xét xử sau gần 2 năm tạm đình chỉ. Tuy nhiên, thay vì tuyên án như dự kiến, chủ tọa lại thông báo tạm hoãn phiên tòa để triệu tập người đại diện theo ủy quyền của Bộ GD-ĐT.

Bị thu hồi bằng tiến sĩ do bị tố đạo văn

Theo hồ sơ vụ án, năm 2013, trước việc ông Hoàng Xuân Quế bị tố cáo "đạo" luận án tiến sĩ năm 2002 của ông Mai Thanh Quế, Thanh tra Bộ Giáo dục đã vào cuộc. Căn cứ luận án lưu tại Thư viện Quốc gia, đoàn công tác kết luận ông sao chép khoảng 30%. Hội đồng xác minh luận án tiến sĩ khẳng định  luận án của ông Hoàng Xuân Quế có sao chép một phần từ luận án của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng).

Ông Hoàng Xuân Quế giải trình, cuốn luận án trên không phải là bản đưa ra bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước vào ngày 26/3/2003 vì không có chữ ký của ông tại phần "lời cam đoan". Ông nghi ngờ bị đánh tráo hoặc nhầm bản khác do ông nhờ người cháu đi nộp hộ. Vì vậy, bản lưu giữ tại Thư viện không có tính pháp lý, không thể dùng làm cơ sở xác định nội dung sao chép.

Trước ý kiến này, Thanh tra của Bộ cho rằng, theo quy định, nghiên cứu sinh phải nộp bản chính tại thư viện Quốc gia, lấy biên nhận gửi Bộ để làm thủ tục cấp bằng tiến sĩ. Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế có nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều trang sao chép y nguyên của Tiến sĩ Mai Thanh Quế, nhiều nhất ở chương 3. Nếu bỏ đi phần sao chép này, luận án không đủ chất lượng để bảo vệ.

Tổ thanh tra kiến nghị thu hồi bằng tiến sĩ và thu hồi quyết định công nhận Phó Giáo sư của ông Hoàng Xuân Quế; đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân xem xét, xử lý vi phạm. Ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký Quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Quyết định này được căn cứ vào kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận về việc xác minh đơn tố cáo đối với bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.  Không đồng tình, ông khởi kiện, cho rằng Quyết định 4674 trái pháp luật.   

Trong đơn khởi kiện, ông Hoàng Xuân Quế cho rằng Quyết định 4674/QĐ-BGDDT là văn bản trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của ông. Quyết định trên được ban hành căn cứ vào Kết luận 1254/KL-BGD&ĐT mà theo ông Quế, Kết luận 1254 là văn bản trái pháp luật, không phù hợp với tình tiết khách quan của sự việc. 

Căn cứ ông Quế đưa ra là kết luận thanh tra dựa trên những tài liệu chứng cứ phiến diện, không đầy đủ; Về luận án tiến sĩ, đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, ông Hoàng Xuân Quế khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, trên cơ sở tham khảo và kế thừa rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế… Ông Quế đề nghị Tòa hủy Quyết định 4674 của Bộ GD-ĐT, bồi thường thiệt hại về danh dự và tài sản do quyết định gây nên cho mình.

Tạm hoãn phiên tòa triệu tập đại diện Bộ GD-ĐT 

Tại phiên tòa lần này, ông Hoàng Xuân Quế và đại diện của cựu Bộ trưởng  Bộ GDĐT đều giữ nguyên quan điểm. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện tại tòa khẳng định cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định 4674 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là có cơ sở thực tế và căn cứ pháp lý vững chắc. Do đó, nữ luật sư đề nghị HĐXX tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Xuân Quế. Bởi theo luật sư, qua đối chiếu bản sao cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với ông Mai Thanh Quế, Tổ xác minh của Bộ GD-ĐT xác định, mức độ sao chép (hoàn toàn giống nhau về nội dung) giữa cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với ông Mai Thanh Quế là 52,5 trang. Đáng nói, ở phần tài liệu tham khảo phần cuối cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế lại hoàn toàn không nhắc tới cuốn luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. 

“Như vậy, hành vi sao chép của ông Hoàng Xuân Quế là rất rõ ràng, mức độ sao chép rất nghiêm trọng; với hành vi sao chép như vậy, luận án của ông Hoàng Xuân Quế không được coi là công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn”, luật sư nêu quan điểm, đồng thời cho biết, việc cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị khởi kiện, Luật sư Đinh Anh Tuấn cho biết các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế được cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT áp dụng là: Pháp lệnh thư viện và Nghị định 72 năm 2002 của Chính phủ; Văn bản hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ ban hành kèm theo Công văn số 8217 ngày 1/9/2000 của cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (có hiệu lực từ thời điểm xảy ra hành vi sai phạm); Quy định quản lý văn bằng chứng chỉ giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 52 ngày 26/12/2002 của cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra hành vi sai phạm)…

Khi đại diện bên bị kiện đưa ra văn bản ngày 8/12/2016 của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước với kết luận có việc "đạo nội dung", ông Hoàng Xuân Quế nói việc thành lập hội đồng trên là không khách quan, không đúng quy định. Theo ông, ba cuốn luận án tiến sĩ Bộ GD-ĐT thu hồi tại Thư viện Quốc gia, Thư viện khoa học TP HCM và Thư viện ĐH Kinh tế quốc dân đều bất hợp pháp, bởi ở các thư viện này đều không có chữ ký xác nhận của ông khi nộp.

Đại diện bên bị kiện khẳng định cuốn lưu giữ tại Thư viện Quốc gia đã được ông Hoàng Xuân Quế sử dụng để bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước. Cuốn này hoàn toàn trùng khớp với cuốn lưu giữ tại ĐH Kinh tế quốc dân, Thư viện Khoa học tổng hợp TP HCM. Do đó, không có việc ông Hoàng Xuân Quế nộp nhầm. "Luận án của ông Hoàng Xuân Quế đã sao chép tới 52,5/159 trang", người đại diện nói và giải thích "trích dẫn mà không để trong ngoặc kép là sao chép".

Sau khi kết thúc phần tranh luận, chuyển sang nghị án, HĐXX tuyên bố 16h15’ chiều cùng ngày sẽ tuyên án. Tuy nhiên, sau nhiều tiếng nghị án, chủ tọa Hoàng Chí Nguyện cho hay cần làm rõ thêm một số vấn đề, cần có mặt của đại diện Bộ GD-ĐT để trả lời các câu hỏi liên quan nên tạm hoãn phiên tòa đến ngày 14/12. 

Đọc thêm

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.

Bạc Liêu: Cảnh giác “tín dụng đen” dịp cuối năm

Bạc Liêu: Cảnh giác “tín dụng đen” dịp cuối năm
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới: cho vay thông qua các phần mềm, ứng dụng online trên điện thoại di động, các website, mạng xã hội Facebook, Zalo.