Vụ Tân Hoàng Minh: Cơ quan điều tra kiến nghị sửa đổi quy định về trái phiếu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngoài đề nghị truy tố 15 bị can, cơ quan điều tra còn kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính hàng chục cá nhân và kiến nghị bổ sung, sửa đổi quy định về trái phiếu.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã ban hành Kết luận điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Cty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Cty Tân Hoàng Minh).

Theo đó, Cơ quan điều tra đề nghị truy tố ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Đỗ Hoàng Việt (Phó TGĐ Cty Tân Hoàng Minh, con trai ông Dũng), Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch HĐTQ Cty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Phó TGĐ Cty Tân Hoàng Minh), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, Phó TGĐ Cty Tân Hoàng Minh), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ Cty cổ phần Cung Điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh (Phó TGĐ Cty Tân Hoàng Minh)… về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra còn kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính hàng chục cá nhân.

Cụ thể, tại Cty Tân Hoàng Minh gồm Đỗ Hoàng Minh (Phó TGĐ), Lường Thị Phương Mai (Kế toán trưởng Cty Ngôi Sao Việt) và Nguyễn Siêu Cương (Kế toán trưởng Cty Cung Điện Mùa Đông) có hành vi ký và tham gia một số thủ tục để phát hành các gói trái phiếu.

Tuy nhiên, theo Kết luận, những cá nhân này tham gia có mức độ, không được họp bàn chủ trương phát hành trái phiếu, không chỉ đạo nhân viên, cấp dưới thực hiện; là những người có quan hệ lệ thuộc, cấp dưới, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo; đã thành khẩn, hợp tác khai báo, phối hợp cung cấp tài liệu, số liệu cho Cơ quan điều tra và phối hợp khắc phục hậu quả. Do vậy, cơ quan chức năng không xem xét trách nhiệm hình sự với họ, nhưng kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính.

Tương tự, hàng chục cá nhân khác là kế toán, nhân viên văn phòng của Cty Tân Hoàng Minh cũng được vận dụng quy định của pháp luật, không xem xét xử lý hình sự nhưng bị kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước rà soát tổng thể các ngân hàng thương mại đang cung cấp dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm của các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; yêu cầu đánh giá lại tính pháp lý, giá trị tài sản để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của tài sản và khả năng thanh toán, thanh khoản khi tổ chức phát hành không trả được gốc, lãi trái phiếu đến hạn.

Yêu cầu các ngân hàng thương mại cần có quy định rõ quy trình, thủ tục nhận tài sản bảo đảm của trái phiếu, mở tài khoản trái phiếu đảm bảo chặt chẽ, phòng ngừa vi phạm, không ỷ lại chứng thư thẩm định giá của các công ty thẩm định giá trong khi các ngân hàng đều có bộ phận thẩm định và quản lý rủi ro để đánh giá tính hợp pháp, khả thi của các loại tài sản bảo đảm trái phiếu; giám sát dòng tiền luân chuyển qua tài khoản trái phiếu, không để lợi dụng chuyển tiền ra khỏi tài khoản trái phiếu không đúng mục đích phát hành; quy định trách nhiệm của các ngân hàng khi cung cấp các dịch vụ liên quan phát hành trái phiếu.

Cơ quan điều tra cũng kiến nghị bổ sung, sửa đổi quy định của pháp luật. Bởi theo Kết luận điều tra, đối với quy định của Luật về phòng, chống rửa tiền, Nghị định 153/2020, Nghị định 65/2022 và các văn bản hướng dẫn, cần nghiên cứu bổ sung báo cáo về dòng tiền thanh toán qua tài khoản trái phiếu, có quy định về tài khoản trái phiếu chỉ dành riêng cho mục đích phát hành trái phiếu và phải có biện pháp giám sát dòng tiền trái phiếu, phòng ngừa hành vi chạy dòng tiền “khống” để hợp thức phương án phát hành và tạo lập giá trị “ảo” của trái phiếu; gắn trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc báo cáo các giao dịch lớn, giao dịch đáng ngờ liên quan phát hành trái phiếu.

Bổ sung, hoàn thiện các quy định của Nghị định 153/2020, Nghị định 65/2022 theo hướng cần quy định, hướng dẫn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có tài sản đảm bảo, nguyên tắc xác định giá trị tài sản đảm bảo, trách nhiệm của đơn vị thẩm định giá và quản lý tài sản đảm bảo; yêu cầu mọi hoạt động mua bán, giao dịch trái phiếu dưới mọi hình thức phải được quản lý, giám sát, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin và tuân thủ các quy định pháp luật.

Đọc thêm

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.