Vụ số liệu 'hộp đen' và camera 'phạt nguội' 'đá' nhau: Bộ trưởng chỉ đạo, Tổng cục Đường bộ né tránh

CSGT khẳng định không được sử dụng thông số từ “hộp đen” trên xe tải để xử phạt. Ảnh minh họa nguồn Internet
CSGT khẳng định không được sử dụng thông số từ “hộp đen” trên xe tải để xử phạt. Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Trong một bản tin đăng tải hồi tháng 3/2018 trên tờ báo chuyên ngành giao thông, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải (GTVT) khẩn trương đôn đốc đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn hoàn thành lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trước ngày 1/7/2018. 

Trong bản tin này, Tổng cục Đường bộ cho biết, qua phân tích tình hình vi phạm từ hộp đen cho thấy, tháng 2/2018, toàn quốc đã có 164.051 lần xe vi phạm tốc độ. Trong đó, lực lượng chức năng đã đã xử lý 930 trường hợp, thu hồi phù hiệu thời hạn một tháng với 669 xe, đình chỉ khai thác tuyến một tháng với ba xe, từ chối cấp phù hiệu 258 xe.

Phạt oan nếu căn cứ thông số “hộp đen” 

Vấn đề ở chỗ sau loạt bài phản ánh về sự việc máy bắn tốc độ của CSGT và “hộp đen” của ngành vận tải “vênh” nhau, cơ quan đo lường và đại diện Cục Cảnh sát Giao thông (C67) đều đã khẳng định kết quả đo tốc độ của “hộp đen” là không chính xác, không có giá trị pháp lý. Vậy vì sao Tổng cục Đường bộ vẫn sử dụng kết quả này để “phạt” tài xế?

Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định trước ngày 1/7/2015, tất cả xe taxi, xe đầu kéo sơ mi, rơ moóc bắt buộc phải lắp đặt “hộp đen”. Trước ngày 1/1/2016, đến lượt xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; trước ngày 1/7/2016 với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn; phải tuân thủ quy định trên.

Trong các thông số “hộp đen” ghi nhận, bắt buộc phải cung cấp về Tổng cục Đường bộ thông số về tuyến, lộ trình, tốc độ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp vận tải dùng “hộp đen” để quản lý lái xe không chạy vượt tốc độ. Và nhiều DN vận tải phản ánh họ thường bị các Sở GTVT căn cứ vào kết quả tốc độ do Tổng cục Đường bộ gửi về “đếm lỗi” vi phạm tốc độ và thông báo có thể bị xử lý vi phạm bằng thu hồi phù hiệu xe, đình chỉ khai thác tuyến, từ chối cấp phù hiệu. Về bản chất, những hình thức xử lý này gây thiệt hại cho doanh nghiệp không khác gì hình thức xử phạt hành chính.

Thế nhưng như loạt bài PLVN đã phản ánh, trả lời của Viện Đo lường Quốc gia và Cục CSGT đều khẳng định kết quả tốc độ do “hộp đen” ghi nhận không có giá trị pháp lý. Chức năng đo tốc độ của “hộp đen” không chính xác. Thiết bị chưa được cơ quan chuyên môn kiểm định.

Vậy câu hỏi đặt ra là Tổng cục Đường bộ, Sở GTVT các tỉnh, thành lâu nay dựa vào kết quả tốc độ “hộp đen” ghi nhận được để xử lý vi phạm các doanh nghiệp vận tải liệu có đúng luật, khách quan và chính xác chưa? 

“Ai thắc mắc thì bảo người ta đến đây”

Để làm rõ thắc mắc trên, PLVN đã liên hệ qua điện thoại với ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải, đặt lịch làm việc. Ông Bình nói: “Ai thắc mắc thì bảo người ta đến đây”. Về vấn đề độ lệch kết quả tốc độ giữa “hộp đen” với máy đo tốc độ của CSGT, ông Bình nói: “Cái đó là bình thường, camera của CSGT ghi nhận tốc độ tức thì, còn tốc độ trên “hộp đen” là trung bình”. Ông Bình cũng xác nhận nhận thiết bị đo tốc độ của CSGT đã được đo lường kiểm định nên đúng.

Vậy “hộp đen” đã được cơ quan chức năng hiệu chuẩn chưa? “Hiệu chuẩn nhưng hoàn toàn có thể sai số”, ông Bình trả lời.

Ngày 17/5, PV đã mang đầy đủ Thẻ Nhà báo, Giấy Giới thiệu của cơ quan đến liên hệ tại Văn phòng Tổng cục Đường bộ. Cán bộ văn phòng tiếp nhận giấy tờ, yêu cầu tóm tắt những nội dung cần trao đổi để chuyển đến đơn vị phụ trách trả lời. Khi được hỏi khoảng bao lâu có được lịch hẹn làm việc, cán bộ văn phòng không hẹn nhưng photocopy các giấy tờ và hướng dẫn PV có thể lên thẳng Văn phòng Vụ Vận tải. PV lên và gọi điện cho Vụ trưởng Trần Quang Bình thì vị này trả lời “đang đi công tác, cứ liên hệ qua văn phòng”.

Đến ngày 21/5, PV nhận được cuộc điện thoại của một người phụ nữ giới thiệu công tác ở Vụ Vận tải, nói có tiếp nhận giấy giới thiệu, yêu cầu PV phải làm công văn gửi sang mới có căn cứ trả lời, dù đã được PV giải thích yêu cầu này là vi phạm Luật Báo chí. 

Sau nhiều ngày chờ đợi không thấy hồi âm, PV đã mang vấn đề trao đổi trực tiếp với Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Bộ trưởng Thể một lần nữa hướng dẫn PV sang gặp Tổng cục Đường bộ.

Sau đó PV liên lạc với ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ. Ông này gửi cho PV số điện thoại của Tổng cục phó Phan Thị Thu Hiền. PV tiếp tục liên lạc với bà Hiền, nói rõ nội dung cần trao đổi và mong muốn được sắp xếp một lịch hẹn làm việc trực tiếp. Tuy nhiên bà Hiền nhắn tin từ chối, yêu cầu PV gửi câu hỏi vào email để “nghiên cứu”. Ngày 30/5, PV đã gửi nội dung cần trao đổi vào email bà Hiền nhắn và nhắn tin thông báo đã gửi câu hỏi.

Tuy nhiên đến ngày 6/6, PV vẫn không nhận được bất kỳ hồi đáp nào từ vị Tổng cục phó cũng như bộ phận nào của đơn vị này. Như vậy từ lúc sang Văn phòng Tổng cục Đường bộ liên hệ công tác tới thời điểm hiện tại đã gần một tháng, nhưng vấn đề bạn đọc quan tâm, cơ quan này vẫn né tránh khó hiểu.

Còn nhớ chỉ mới cách đây mấy ngày khi đăng đàn trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã hứa với cử tri sẽ giao Tổng cục Đường bộ rà soát, làm rõ làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm. Tuy nhiên chỉ một vấn đề nêu trên, khi báo chí đề nghị thông tin mà Tổng cục Đường bộ còn ứng xử như vậy, thì liệu một người dân, một doanh nghiệp còn bị ứng xử như thế nào? Và thử hỏi chỉ một việc trên Bộ trưởng đã chỉ đạo mà Tổng cục Đường bộ còn chưa làm, thì những nhiệm vụ khác “Tư lệnh” ngành giao, liệu Tổng cục Đường bộ sẽ thực hiện ra sao?

Hay phải chăng trong sự việc này, bấy lâu nay Tổng cục Đường bộ, Sở GTVT một số tỉnh, thành biết dựa vào kết quả tốc độ “hộp đen” để “xử lý vi phạm” các doanh nghiệp vận tải là sai luật, thiếu khách quan, nên mới tránh né báo chí như thế?.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.