Vụ “siêu lừa” chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng: Các ngân hàng xin chuyển tư cách “bị hại”

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 14/3, phiên tòa xét xử “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trong phần này, các ngân hàng đề nghị HĐXX chuyển tư cách tham gia tố tụng, trong khi đó “đại gia” thì nói về “tâm tư” của mình.

26 bị cáo bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Trong đó có 17 người là cựu cán bộ, nhân viên của 3 ngân hàng.

Tâm tư của “đại gia”

Tham gia xét hỏi, luật sư (LS) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án) đã hỏi bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành. Trả lời LS, bị cáo Thành nói mình vay tiền của ông Toàn. “Vậy khi ông Toàn cho bị cáo vay tiền thì ông Toàn có đưa tiền trực tiếp cho bị cáo cầm không”, LS hỏi, bị cáo nói không và giữa hai người không ký kết hợp đồng vay tiền.

Quá trình khai báo, bị cáo Thành nói bản thân nghĩ ông Toàn biết việc bị cáo dùng sổ tiết kiệm của ông Toàn để làm tài sản đảm bảo nhằm vay vốn ngân hàng. Trước việc thay đổi lời khai của bị cáo so với phiên tòa hồi tháng 5/2022, LS hỏi: “Vì sao tại Cơ quan điều tra, bị cáo lại xác nhận vào phần giấy trống của một số bút lục với nội dung: “Đây là bản chữ viết tay của tôi cam kết nội dung là nhân viên ngân hàng để đưa cho anh Toàn”; “Trên đây là giấy cam kết do tôi viết để lừa anh Toàn về việc tôi là cán bộ ngân hàng cần huy động vốn”. Bị cáo Thành nói là việc này đã khai tại cơ quan điều tra rồi nên không khai tại đây nữa.

“Vậy là bị cáo vay tiền của anh Toàn nhưng bị cáo không ký hợp đồng vay tiền với anh Toàn, không nhận tiền trực tiếp từ anh Toàn, thậm chí còn thông đồng với nhân viên ngân hàng giả mạo chữ ký của anh Toàn để rút tiền từ ngân hàng ra phải không”, LS nói. Bị cáo Thành im lặng.

Trong khi đó, khi trả lời LS, ông Đặng Nghĩa Toàn khẳng định mình gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đúng quy trình, thực hiện giao dịch trực tiếp với ngân hàng theo sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Toàn bộ số tiền vợ chồng ông gửi vào ngân hàng đều có giấy tờ nộp tiền đầy đủ chữ ký của các cán bộ có thẩm quyền và được đóng dấu pháp nhân của ngân hàng.

Quá trình khai báo, ông Toàn bảo sau khoảng 4 năm, theo diễn biến vụ án tại giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, đến nay ông thấy có rất nhiều điểm bất thường. Theo ông Toàn, vì sao lại có chuyện sáng gửi tiền vào ngân hàng, chiều làm hồ sơ để vay tiền ra ngay trong khi nếu cần thì sẽ rút toàn bộ tiền ra chứ tại sao lại vay để chỉ lấy được có 95% tiền, đồng thời phải chịu lãi suất đi vay cao hơn lãi suất đi gửi.

“Vụ việc xảy ra trong suốt một thời gian dài với nhiều khách hàng, số tiền rất lớn mà người đứng đầu ngân hàng không biết thì đây là một bất thường lớn”, ông Toàn nói và đặt nghi ngờ phải chăng có việc thông đồng và cố ý làm ngơ của một số cá nhân để âm thầm hưởng lợi, đẩy toàn bộ rủi ro cho người gửi tiền tiết kiệm, bởi thực tế ngân hàng đang phong toả chiếm giữ trái quy định để chiếm dụng vốn của khách hàng.

Ngân hàng xin chuyển tư cách “bị hại”

Quá trình xét hỏi, LS cũng hỏi đại diện của Ngân hàng V về việc Hà Thành cấu kết với rất nhiều cán bộ ngân hàng chiếm đoạt tài sản của ngân hàng đã diễn ra trong một thời gian rất dài, vậy Hội sở có biết không. Đại diện Ngân hàng V nói ngân hàng có quy trình, tin tưởng vào quy trình, khi có dấu hiệu, phát hiện thông tin đã có văn bản báo cáo lên.

Cũng trong phần xét hỏi chiều nay, đại diện Ngân hàng P đề nghị Tòa xác định ngân hàng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, không phải nguyên đơn dân sự - bên chịu thiệt hại trong vụ án này. Bởi theo Ngân hàng P, bị cáo Hà Thành vay tiền, trả lãi với bà Tạ Thị Thu Trang (vợ ông Toàn) bên ngoài lãi ngân hàng, dựa trên số tiền gốc trong sổ tiết kiệm. Như vậy Thành phải trả lại tiền vay cho bà Trang.

Đối với các sổ tiết kiệm đứng tên ông Đặng Nghĩa Toàn, bà Tạ Thị Thu Trang được dùng để bảo đảm cho khoản vay 49,4 tỉ đồng của Cty Jeongho, Ngân hàng P đề nghị được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Ngoài ra, đối với khoản tiền lãi đã trả cho các sổ tiết kiệm đứng tên bà Trang là 4 tỉ đồng, Ngân hàng P cũng đề nghị Tòa yêu cầu bà Trang phải trả lại để trừ vào khoản nợ của Cty Jeongho.

Đại diện Ngân hàng P cho rằng số tiền của ông Toàn, bà Trang, bị cáo Hà Thành phải có trách nhiệm trả lại. Tổng cộng, vợ chồng ông Toàn có 3 sổ tiết kiệm trị giá 52 tỉ đồng tại PVCombank.

Tương tự, đại diện Ngân hàng N cũng mong muốn được thay đổi tư cách tố tụng như Ngân hàng P. Đại diện ngân hàng này cho rằng Hà Thành có quan hệ vay mượn với người tham gia tố tụng khác, bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để lấy tiền của những người này chứ không phải lấy tiền của ngân hàng.

Tuy nhiên khi được hỏi ý kiến, ông Toàn không đồng ý với đề nghị trên vì tiền ông gửi vào ngân hàng theo đúng quy trình. Việc Hà Thành chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là do có sự giúp sức của nhân viên ngân hàng. “Tôi muốn ngân hàng trả lại tiền của tôi trong các sổ tiết kiệm, bao gồm cả tiền lãi tính đến thời điểm hiện tại, theo đúng quy định pháp luật”, ông Toàn nói tại tòa.

Tương tự đại diện của hai “đại gia” khác đang bị ngân hàng “giam” tiền cũng không đồng ý với đề xuất trên của ngân hàng và yêu cầu các ngân hàng phải trả toàn bộ tiền gốc và lãi theo hợp đồng tiền gửi./.

Đọc thêm

TP HCM: Chấm dứt vụ kiện 1 tranh chấp, nhờ 2 cơ quan tài phán xét xử

Phán quyết trọng tài của SIAC và Quyết định đình chỉ vụ án của TAND TP HCM. (Ảnh: Hạnh Dung)
(PLVN) - Ngày 24/9/2024 vừa qua, 1 tuần sau khi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore có phán quyết trọng tài nước ngoài ARB326/21/HTD liên quan tranh chấp giữa Cty CP Đầu tư Singapore - VN và Cty TNHH Amanland PTD; TAND TP HCM ra Quyết định 271/2024/QĐST-KDTM đình chỉ vụ kiện giữa 2 Cty này, mà trước đó hồi năm 2022 TAND TP HCM đã thụ lý.

Tình tiết pháp lý thú vị trong vụ án hình sự “trốn thuế” ở Bình Dương: Một bị cáo được phiên tòa hành chính tuyên trả lại tiền thuế thu sai

Tình tiết pháp lý thú vị trong vụ án hình sự “trốn thuế” ở Bình Dương: Một bị cáo được phiên tòa hành chính tuyên trả lại tiền thuế thu sai
(PLVN) - Hôm nay (30/9), sau hai lần hoãn, dự kiến TAND huyện Phú Giáo (Bình Dương) mở lại phiên xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thành Tài (SN 1997, con bà Huệ, cùng ngụ xã Vĩnh Hòa) và ông Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) về tội “Trốn thuế” khi khai giá thấp hơn giá mua bán thực tế trong quá trình chuyển nhượng đất. Tình tiết pháp lý thú vị xảy ra, là trước phiên tòa hình sự, TAND huyện Phú Giáo mở phiên xử hành chính, tuyên trả lại cho ông Tài 146 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vì đã bị thu sai.

Bị cáo nhập viện, vụ án 'trốn thuế' tại Công ty Tân Tân hoãn xử lần 2

Phiên tòa phải hoãn lần thứ 2 vì bị cáo Tân nhập viện, vắng mặt. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (26/9), dự kiến TAND TP Dĩ An mở phiên xét xử sơ thẩm với ông Trần Quốc Tân (SN 1963, nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Cty CP Tân Tân) về 2 tội danh “Trốn thuế” và “Không chấp hành án”; bị cáo Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT Cty) bị xét xử về tội “Không chấp hành án”. Tuy nhiên, do bị cáo Tân nhập viện nên phiên tòa bị hoãn.

Dùng dao đâm “tình địch” tử vong, nữ bị cáo cùng 2 đồng phạm lãnh 36 năm tù

3 bị cáo tại phiên tòa (Hà, Trung, Cường - từ phải sang).
(PLVN) - Chiều ngày 25/9, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Hồ Thị Thu Hà (27 tuổi), Lê Trần Đức Trung (18 tuổi) cùng ngụ TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và Võ Minh Cường (31 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), tổng cộng 36 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là Lưu Thị Thanh Thúy (19 tuổi), hiện đã tử vong.

Lên cơn "ngáo đá", cháu chém ông nội tử vong

Bị cáo Sơn tại phiên tòa.
(PLVN) - Chiều ngày 25/9, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Võ Hoàng Sơn (27 tuổi, ngụ xã Đông Thái, huyện An Biên, Kiên Giang), 18 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án là ông Võ Hồng Phán (80 tuổi) - ông nội ruột của bị cáo.

Xử lại vụ án thửa đất bị thu hồi sổ đỏ khi đang chia thừa kế

Xử lại vụ án thửa đất bị thu hồi sổ đỏ khi đang chia thừa kế
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (26/9), TAND huyện Xuân Trường (Nam Định) sẽ đưa vụ án tranh chấp thừa kế tài sản ra xử sơ thẩm lại do bản án sơ phúc thẩm trước đó đã bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm. Nguyên đơn trong vụ án là bà Nguyễn Thị Đoàn (SN 1956), bị đơn là ông Nguyễn Ngọc Thụy (SN 1948, anh trai bà Đoàn, cùng ngụ xã Xuân Hồng).