Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế ghi nhiều dấu ấn đậm nét trong thành công chung của Bộ, ngành Tư pháp

(PLVN) -  Nhân dịp 30 năm Ngày thành lập Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã có cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam về những đóng góp của Vụ trong xây dựng và hoàn thiện lĩnh vực pháp luật dân sự - kinh tế và những mong muốn, gửi gắm của Thứ trưởng đối với Vụ thời gian tới.

* Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển trong 30 năm qua, Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò, đóng góp của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (PLDSKT)?

- Chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành của Vụ PLDSKT gắn liền với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Bộ Tư pháp và giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là thời kỳ phát triển sôi động của đất nước với những thành tựu rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vị thế ngày càng được nâng lên.

Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và triển khai đồng bộ nhiều chiến lược, chương trình cải cách trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong thành công chung này, có sự đóng góp quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp với những dấu ấn đậm nét của Vụ PLDSKT.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu.

Được thành lập vào năm 1991, với vai trò là một trong các đơn vị xây dựng pháp luật nòng cốt của Bộ Tư pháp, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển với nhiều khó khăn, thử thách, tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động của Vụ PLDSKT qua các thời kỳ luôn phát huy được truyền thống đoàn kết, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao, nổi bật trên một số điểm sau:

Một là, Vụ PLDSKT đã tích cực, chủ động tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ nhiều giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật đảm bảo bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ gắn với nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Tư pháp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư.

Vụ đã chủ trì xây dựng nhiều dự án luật quan trọng như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…; tham gia tích cực trong xây dựng các đạo luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; các đạo luật liên quan trực tiếp tới phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Tới nay, hệ thống pháp luật về DSKT của nước ta cơ bản đầy đủ, thống nhất, minh bạch, tạo hành lang pháp lý vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Có thể nói trong từng đạo luật về DSKT đều có sự đóng góp trí tuệ, công sức dưới hình thức này hay hình thức khác của cán bộ, công chức của Vụ PLDSKT.

Hai là, công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Vụ PLDSKT có nhiều tiến bộ, tiến độ thẩm định được đẩy nhanh, chất lượng thẩm định không ngừng được nâng cao. Báo cáo thẩm định chú trọng đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đặc biệt, bên cạnh các khía cạnh pháp lý, nội dung thẩm định đã đánh giá tác động của các quy định tới đời sống kinh tế - xã hội, nhất là ở những quy định liên quan trực tiếp tới quyền con người, quyền công dân, quyền tự do kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính với mục đích thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi hơn, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Ba là, các hoạt động chuyên môn của Vụ PLDSKT ngày càng gần với thực tiễn cuộc sống, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phục vụ tốt hơn nhu cầu thiết thực của đời sống kinh tế - xã hội.

Vụ đã kịp thời tham mưu nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành pháp luật, khắc phục những “lỗ hổng”, “khoảng trống” trong hệ thống PLDSKT như báo cáo rà soát pháp luật về đất đai, đầu tư; các vấn đề pháp lý về cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; mua ngân hàng bắt buộc, xử lý nợ xấu; xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả…

Bên cạnh đó, Vụ đã tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện khá hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp, được cộng đồng doanh nghiệp, người dân ghi nhận, đánh giá cao.

Bốn là, Vụ PLDSKT đã mạnh dạn, tích cực nghiên cứu, đề xuất xử lý những vấn đề pháp lý mới phát sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo; Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng, về quyền đối với tài sản; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm về công nghệ chuỗi khối (blockchain); các giải pháp nâng cao chỉ số hợp đồng, chỉ số giải quyết tranh chấp và phá sản doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với những đóng góp quan trọng, thiết thực này, Vụ PLDSKT đã được Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, được các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (24/8/1991 - 24/8/2021), Vụ vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống PLDSKT, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

* Là Lãnh đạo Bộ phụ trách trực tiếp, Thứ trưởng có cảm nghĩ gì về Vụ PLDSKT thời gian qua?

- Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi được Bộ trưởng phân công phụ trách mảng xây dựng và tổ chức thi hành PLDSKT - lĩnh vực mà tôi có kiến thức chuyên môn nhỉnh hơn so với các lĩnh vực pháp luật khác. Đồng thời, tôi cũng thấy mình may mắn được phụ trách trực tiếp Vụ PLDSKT, một đơn vị có đội ngũ cán bộ, công chức trẻ về tuổi đời, nhưng giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

Tôi cũng tự hào khi được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào kết quả công tác của Vụ trong dăm năm gần đây, cùng với tập thể công chức của Vụ làm dày thêm truyền thống 30 năm xây dựng, trưởng thành. Là Lãnh đạo Bộ phụ trách, hằng ngày làm việc trực tiếp với anh em, tôi cũng áy náy khi thấy công chức của Vụ rất vất vả với công việc mà chế độ, chính sách cũng không có gì đặc biệt; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với khối lượng, tính chất công việc được giao.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cùng tập thể Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và một số khách mời.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cùng tập thể Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và một số khách mời.

* Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Vụ PLDSKT, Thứ trưởng muốn nhắn gửi điều gì đến cán bộ, công chức của Vụ?

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định rõ một trong ba đột phá chiến lược là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo...”.

Bối cảnh này đặt Bộ, ngành Tư pháp trước nhiều thử thách, yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, trong đó có trách nhiệm vô cùng lớn của Vụ PLDSKT với vai trò, vị trí rất quan trọng như tôi đã đề cập.

Chặng đường 30 năm vừa qua hết sức đáng tự hào, nhưng chặng đường sắp tới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: khối lượng công việc sẽ nhiều hơn; yêu cầu về chất lượng công việc ngày càng cao; yêu cầu về tiến độ công việc ngày càng gấp rút hơn.

Để vượt qua khó khăn, thách thức đó cũng như phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, tôi mong muốn tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động Vụ PLDSKT nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm, lòng tự hào nghề nghiệp của từng cá nhân; truyền thống vẻ vang của Vụ suốt 30 năm qua; tầm quan trọng của công tác xây dựng, tổ chức thi hành PLDSKT trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường như một giải pháp đột phá để đưa đất nước ta tránh được bẫy thu nhập trung bình, phát triển nhanh, mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Để làm được điều này, đòi hỏi từng cán bộ, công chức của Vụ cần tiếp tục phấn đấu vươn lên, không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực sự trở thành những chuyên gia pháp lý giỏi, có nhiều ý kiến đóng góp sắc sảo hơn nữa trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, khả thi; tạo lập khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc vận hành thông suốt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ hiệu quả công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Qua theo dõi, tôi thấy Vụ đã ngày càng trưởng thành, đổi mới khá rõ nét trong tư duy, vận dụng linh hoạt hơn các quy định của pháp luật trong giải quyết vấn đề, nhạy bén hơn trong việc đề xuất các giải pháp kịp thời tháo gỡ các “nút thắt”, “điểm nghẽn” nhằm khơi thông nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, với những biến động không ngừng của thực tiễn, tính chất ngày càng phức tạp, đa dạng của các quan hệ PLDSKT trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tiếp tục mạnh dạn đổi mới tư duy hơn nữa, bám sát yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn hơn nữa mới có thể theo kịp thời cuộc và mới có thể tạo ra những đột phá mới trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, PLDSKT.

Cuối cùng, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Vụ, với tư cách Lãnh đạo Bộ phụ trách, tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động Vụ PLDSKT qua các thời kỳ vì những đóng góp, cống hiến của các đồng chí trong suốt chặng đường đã qua.

Chúc các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong 30 năm qua, đoàn kết, nhất trí, yêu thương, chia sẻ giúp đỡ nhau để mỗi cán bộ, công chức phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình, chung tay góp sức xây dựng Vụ thực sự trở thành Ngôi nhà chung. Chúc Vụ trong tuổi 30 vạm vỡ hoạt động ngày càng sắc nét hơn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

* Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.