Vụ phá rừng nghiêm trọng ở huyện Nam Giang: Khẩn trương vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các ngành chức năng liên quan vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ và xử xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

Ngày 16/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã ký công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng tại khoảnh 5, tiểu khu 329, xã Cà Dy, huyện Nam Giang.

Theo đó, qua kiểm tra bước đầu của Chi cục Kiểm lâm, phát hiện tại khoảnh 5, Tiểu khu 329 có 14 cây gỗ bị khai thác trái pháp luật, khối lượng gỗ còn tại hiện trường hơn 95,7 m3.

14 cây gỗ cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ trong thời gian dài.

14 cây gỗ cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ trong thời gian dài.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Giang khẩn trương tiếp nhận hồ sơ vi phạm và điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm đối với vụ phá rừng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nam Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Giang trong việc điều tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ vụ án để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Đồng thời, kiểm tra, làm rõ và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định…

Khối lượng gỗ bị chặt hạ lên tới hơn 95 m3, cho thấy mức độ rừng bị phá hết sức nghiêm trọng.

Khối lượng gỗ bị chặt hạ lên tới hơn 95 m3, cho thấy mức độ rừng bị phá hết sức nghiêm trọng.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin, cuối tháng 4 vừa qua, lực lượng chức năng xã Cà Dy phối hợp Tổ bảo vệ rừng thôn Pà Dá tiến hành tuần tra, truy quét, bảo vệ rừng tại các Khoảnh 5, 10, 11 thuộc Tiểu khu 329.

Tại khu vực khoảnh 5, lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu khai thác lâm sản trái phép nên đã báo cáo UBND xã Cà Dy. Quá trình kiểm tra thực tế tại hiện trường, tổ công tác xã Cà Dy ghi nhận tại lô 2, Khoảnh 5 có 12 cây gỗ nghiến bị cưa hạ, 1 cây gỗ nghiến bị gió bão gây ngã đổ. Hầu hết cây gỗ bị cưa hạ có đường kính từ 80 cm trở lên, có cây đường kính lên đến 150 cm, các cây gỗ đều có chiều dài hàng chục mét.

Tỉnh Quảng Nam sẽ kiểm tra, làm rõ và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

Tỉnh Quảng Nam sẽ kiểm tra, làm rõ và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

Theo ông Lê Tấn Can, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nam Giang, kết quả đo đếm, khám nghiệm hiện trường của lực lượng liên ngành xác định có 14 cây gỗ nghiến bị cưa hạ với khối lượng lên tới hơn 90 m3.

Nghiến là loại gỗ thuộc nhóm IIA (danh mục nguy cấp, quý, hiếm), chặt hạ từ 5 m3 gỗ trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong vụ án này, khối lượng gỗ bị chặt hạ lên tới hơn 90 m3, cho thấy mức độ rừng bị phá hết sức nghiêm trọng.

Đọc thêm

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.