Vụ kiện hợp đồng tín dụng tại Khánh Hòa: Hủy án phúc thẩm

Một trong những tài sản đảm bảo của Cam Ranh Seafood.
Một trong những tài sản đảm bảo của Cam Ranh Seafood.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không đồng ý với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 11/2018/KDTM-PT ngày 25/5/2018 của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng, đại diện Cty TNHH Chế biến & Xuất khẩu thủy sản Cam Ranh (Cam Ranh Seafood) đã có đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Ông Võ Ngọc Hiệp, Tổng Giám đốc (TGĐ) Cam Ranh Seafood cho rằng, đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (GĐT) vụ án là do việc TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã vi phạm thời hạn xét xử, gây thiệt hại vật chất tinh thần cho bị đơn. Đồng thời, HĐXX phúc thẩm đã không xem xét đến yêu cầu phản tố của bị đơn; vi phạm Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC…

Sau khi xem xét đơn, ngày 30/10/2020, Chánh án TANDTC đã có Quyết định kháng nghị GĐT 24/2020/KN-GĐT với Bản án sơ thẩm 04/2016/KDTM-ST của TAND tỉnh Khánh Hòa. Tạm đình chỉ thi hành bản án 11/2018/KDTM-PT của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng về phần xử lý tài sản bảo đảm theo các Hợp đồng 01/HĐTC/HIEP, 01/HĐBL/THACH, 01/HĐTC/TRUONG cùng ký ngày 1/6/2006 cho đến khi có quyết định GĐT.

Ngày 28/4/2021, TANDTC đã có Quyết định GĐT 02/2021/KDTM-GĐT chấp nhận Quyết định kháng nghị GĐT 24/2020/KD-KDTM; hủy Bản án 11/2018/KDTM-PT của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng về phần xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản gắn liền với đất số 01/HĐTC/HIEP; Hợp đồng bảo lãnh giá trị QSDĐ và tài sản gắn liền với đất số 01/HĐBL/THACH; Hợp đồng thế chấp giá trị QSDĐ và tài sản gắn liền với đất số 01/HĐTC/TRUONG, trong vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn Agribank với bị đơn Cam Ranh Seafood. Giao hồ sơ vụ án cho TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử lại phần xử lý tài sản bảo đảm của 3 hợp đồng trên theo thủ tục phúc thẩm.

Quyết định GĐT cho rằng, 3 hợp đồng trên cùng ký ngày 1/6/2006 để bảo đảm cho khoản vay của Cam Ranh Seafood tại Agribank và Ngân hàng Ngoại thương đều quy định “hợp đồng có hiệu lực từ ngày cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm chứng nhận” (Điều 10 và 11), nhưng các hợp đồng này lại chưa được các bên đăng ký giao dịch bảo đảm nên chưa có hiệu lực pháp luật theo thỏa thuận các bên.

Bản án 13/2009/KDTM-ST cũng xác định 03 hợp đồng nêu trên chưa có hiệu lực pháp luật. Sau khi Xí nghiệp tư doanh chế biến thủy sản Cam Ranh chuyển đổi loại hình DN sang Cam Ranh Seafood, thì Cam Ranh Seafood với Ngân hàng Ngoại thương và Agribank không ký lại 3 hợp đồng thế chấp này. Do đó, Tòa sơ và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và xử lý tài sản theo 3 hợp đồng thế chấp này là vi phạm Điều 19 Bộ luật TTDS về bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.

Bên cạnh đó, 3 hợp đồng đều không được đăng ký giao dịch bảo đảm trong khi các tài sản bảo đảm đều là QSDĐ. Theo Điều 2 Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 11 Nghị định 178/1999/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 85/2002/NĐ-CP); điểm II.3.4 Thông tư 07/2003/TT-NHNN hướng dẫn một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 107 Luật Đất đai 2003; khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Điều 134 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm.

Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án thì BLDS 2015 đã có hiệu lực pháp luật, nhưng các giao dịch bảo đảm được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực, nên cần phải áp dụng quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy định chi tiết BLDS 2005 để giải quyết. Cho nên, việc Tòa sơ và phúc thẩm xử lý tài sản theo 3 hợp đồng trên, trong khi các hợp đồng này chưa có hiệu lực, là không đúng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Khởi tố vụ án tàu cá xuất cảnh trái phép

Khởi tố vụ án tàu cá xuất cảnh trái phép
(PLVN) - Ngày 26/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” liên quan đến tàu cá KG 95541 TS.

Hoãn xét xử vụ án nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới TP Huế

Các bị cáo tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 20/3, TAND TP Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới TP Huế). Tuy nhiên, do triệu tập 508 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và 33 người làm chứng nhưng chỉ có mặt 3 người nên phiên tòa bị hoãn.

Chém chú trọng thương chỉ vì 200 nghìn đồng

Trần Sang bị TAND TP Huế xét xử về tội "Giết người".
(PLVN) - Ngày 19/3, TAND thành phố Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án 'Giết người' đối với vị cáo Trần Sang (SN 1969, trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu, quận Thuận Hóa, thành phố Huế).

Mua bán trái phép chất ma túy, ba bị cáo lĩnh tổng cộng 31 năm tù

3 bị cáo tại phiên toà.
(PLVN) -  Ngày 11/3, TAND tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Đức Hùng (SN 1995, thường trú tại tổ 72, khu 8, phường Cao Thắng); Đặng Tuấn Anh (SN 1991, phường Hà Khánh) và Bùi Quốc Công (SN 1996, thường trú tại tổ 6, khu 2, phường Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Chích điện, cưỡng bức nhân viên cấp dưới nhưng chỉ bị kết án 27 tháng tù: Nạn nhân kháng cáo

Chích điện, cưỡng bức nhân viên cấp dưới nhưng chỉ bị kết án 27 tháng tù: Nạn nhân kháng cáo
(PLVN) - Sau phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hưng (ngụ tổ dân phố An Phú, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) về tội “Hiếp dâm”; cho rằng hành vi chích điện, cưỡng bức mình nhưng bị cáo chỉ bị kết án 27 tháng tù là chưa phù hợp quy định pháp luật; phía nạn nhân đã kháng cáo bản án.