'Vũ khí' sẽ khiến đại dịch COVID-19 phải thoái lui

Tiêm vaccine và thực hiện nghiêm 5K sẽ đem lại hiệu quả giúp đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Tiêm vaccine và thực hiện nghiêm 5K sẽ đem lại hiệu quả giúp đẩy lùi đại dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các chuyên gia y tế, vaccine là "vũ khí" hữu hiệu giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng. Khi áp dụng đồng thời 5K+vaccine sẽ đem lại hiệu quả đẩy lùi đại dịch.

5K+vaccine là biện pháp hiệu quả

Hơn 1 năm qua, đại dịch COVID-19 đã “tấn công” toàn cầu với những hậu quả khủng khiếp ở bất cứ nơi nào nó xuất hiện. Và nhiều chuyên gia đánh giá, vaccine là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa COVID-19. Chính vì vậy, chưa lúc nào mà cuộc chạy đua để nghiên cứu và sản xuất vaccine được đẩy nhanh như vậy. Việt Nam chúng ta cũng đã liên tục nhận về các lô vaccine để thực hiện chiến dịch tiêm chủng bao phủ.

Mỹ, quốc gia từng có số ca mắc kỷ lục đứng đầu thế giới. Những ngày gần đây ghi nhận dưới 30.000 ca mắc, thấp nhất trong hơn 1 năm qua. Số ca tử vong cũng giảm chỉ còn hơn 500 ca/ngày. Nhiều chuyên gia cho rằng kết quả này là nhờ việc tiêm ngừa vaccine nhiều tháng qua.

CDC của Mỹ từng công bố đã có khoảng 30% người dân Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 liều và khoảng 16% dân số được tiêm đầy đủ 2 liều. Không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia cũng ghi nhận sự giảm thiểu ca mắc COVID-19 một phần lớn nhờ việc tiêm vaccine cho người dân. Rõ ràng những con số trên cho thấy hiệu quả mà vaccine mang lại khi kết hợp đồng bộ cùng các giải pháp khác.

GS.TS Đào Xuân Cơ, PGĐ Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Chúng ta thực hiện giãn cách, 5K thôi chưa đủ, mà chúng ta thực hiện chiến lược 5K+vaccine tôi nghĩ đó là biện pháp hiệu quả nhất. Nếu chỉ có 5K thì chúng ta mới chỉ thực hiện được các biện pháp phòng dịch về mặt cơ học, còn nếu chúng ta thực hiện thêm được vaccine nữa thì đó là các biện pháp phòng dịch mặt sinh học. Chỉ có 5K thì chúng ta chưa an toàn, còn kết hợp với vaccine chúng ta sẽ kiểm soát được dịch COVID-19”.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, PGĐ Bệnh viện Bạch Mai.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, PGĐ Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Việt Nam, Chính phủ cùng Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai nhập các lô vaccine để thực hiện chiến dịch tiêm chủng hướng tới bao phủ toàn dân. Theo các chuyên gia, việc tiêm vaccine trong bối cảnh làn sóng dịch lần thứ 4 tấn công nước ta rất mạnh và phức tạp, thì tiêm vaccine là cách hữu hiệu và kịp thời, đồng bộ với các giải pháp chống dịch đã đề ra, để có thể kiểm soát và phòng ngừa dịch lan nhanh và rộng hơn.

Sau tiêm vaccine vẫn cần thực hiện 5K

Chia sẻ về vấn đề tiêm vaccine ngừa COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Bây giờ Việt Nam bắt đầu triển khai tổ chức tiêm vaccine nhưng một số một số người dân có tư tưởng chủ quan khi cho rằng tiêm vaccine thì đã an toàn tuyệt đối. Điều này hoàn toàn không đúng, bởi vì theo các nhà khoa học rồi, kể cả theo nhà sản xuất vắc xin đã đánh giá tỷ lệ hiệu giá bảo vệ của vắc xin không phải đạt 100 % mà vẫn có một tỷ lệ có thể tiêm vắc xin rồi chúng ta vẫn có thể nhiễm SARS-CoV-2”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Giải thích thêm về vấn đề này, TS. Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng.

Tuy nhiên vaccine không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác. Chính vì vậy dù có được tiêm vaccine, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

Vaccine là giải pháp an toàn để chúng ta có thể tạo ra miễn dịch. Người dân đủ điều kiện sức khoẻ và là đối tượng ưu tiên nên tham gia tiêm vaccine đầy đủ để có thể xây dựng một hàng rào miễn dịch cộng đồng chống lại đại dịch. Đồng thời thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để bảo vệ chính mình và người thân.

Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

"Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.