‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Mục tiêu của chuỗi hội thảo là nhằm cung cấp thông tin khoa học về chiến lược quản lý sốt xuất huyết dengue mới và giới thiệu vaccine sốt xuất huyết, đã có mặt tại các trung tâm tiêm chủng Nhà nước và tư nhân. Chuỗi hội thảo còn tạo cơ hội cho các cơ quan quản lý y tế và kiểm soát bệnh, các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm các khả năng hợp tác trong phòng chống và kiểm soát dịch sốt xuất huyết dengue. Vaccine sốt xuất huyết do Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024 đang được kỳ vọng là một giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần toàn diện hóa chiến lược phòng chống sốt xuất huyết hiện nay.

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue lây truyền qua muỗi vằn. Bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng. Vaccine sốt xuất huyết dengue của Takeda hiện đã được phê duyệt tại hơn 40 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu, Brazil, Argentina, Columbia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Tại Brazil, Argentina và Indonesia, người dân có thể tiếp cận vaccine này trong chương trình tiêm chủng quốc gia và khu vực.

Ngoài việc được WHO ra khuyến nghị sử dụng, vaccine của Takeda cũng đã được WHO tiền thẩm định. Điều này cho thấy vaccine đã được đánh giá là có chất lượng và được tin chọn là một công cụ dự phòng quan trọng và phù hợp với các chương trình tiêm chủng đại trà.

Sốt xuất huyết dengue đang lưu hành tại hơn 100 quốc gia, với khoảng 390 triệu ca nhiễm mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu tăng gấp 30 lần trong 50 năm do biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nhiều điều kiện thuận lợi cho di chuyển và lưu thông hàng hóa. Theo WHO, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia hứng chịu hậu quả nghiêm trọng từ sốt xuất huyết. Các chuyên gia cảnh báo sốt xuất huyết dengue đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi không còn mang tính chu kỳ, có xu hướng mở rộng các vùng lưu hành dịch. Nếu trước đó, trong giai đoạn 1980-2018, Việt Nam ghi nhận đỉnh dịch 10 năm một lần thì riêng giai đoạn 2019-2023, Việt Nam trải qua 2 đỉnh dịch vào năm 2019 (với hơn 300.000 ca) và năm 2022 (361.813 ca).

PGS.TS.BS.CKII. Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, nếu trước đây các ổ dịch thường tập trung tại khu vực miền Trung và Nam thì nay, sốt xuất huyết đã dần được ghi nhận ở miền Bắc. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vaccine”.

GS.TS.BS. Phan Trọng Lân đánh giá chiến lược sốt xuất huyết tích hợp sẽ giúp đẩy lùi gánh nặng của căn bệnh này. (Ảnh: PV)

GS.TS.BS. Phan Trọng Lân đánh giá chiến lược sốt xuất huyết tích hợp sẽ giúp đẩy lùi gánh nặng của căn bệnh này. (Ảnh: PV)

Với vai trò là đồng chủ tọa của hội thảo tại Hà Nội, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, GS.TS.BS. Phan Trọng Lân cho biết: “Trong những năm gần đây, Chính phủ, Bộ Y tế cùng các cơ quan liên ngành và người dân Việt Nam đã rất nỗ lực để đạt được nhiều kết quả tích cực trong phòng, chống sốt xuất huyết dengue, đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong. Việc đưa vaccine sốt xuất huyết dengue vào sử dụng cùng các biện pháp dự phòng truyền thống như kiểm soát véc-tơ, phòng chống muỗi đốt và nâng cao nhận thức cộng đồng là một bước tiến quan trọng đối với công cuộc phòng chống sốt xuất huyết dengue. Chiến lược phòng ngừa tích hợp này, nếu hiệu quả, sẽ giúp giảm gánh nặng của dịch bệnh sốt xuất huyết dengue đối với người dân và hệ thống y tế, từ đó đóng góp nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh tế-xã hội khác”.

Tại hội thảo, GS.TS.BS. Veerachai Wattanaveeradej, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vaccine tại Bệnh viện Bangkok Phram, kiêm Giám đốc Ban Điều hành, Đại học Hoàng gia Nhi khoa và Hiệp hội Nhi khoa Thái Lan, đã trình bày về hồ sơ an toàn và giám sát sau tiêm chủng sốt xuất huyết từ kinh nghiệm thực tế của Thái Lan - một trong top 30 quốc gia chịu hậu quả nặng nề từ sốt xuất huyết dengue.

BS. Derek Wallace trình bày về ứng dụng giải pháp mới trong chiến lược toàn diện về phòng, chống sốt xuất huyết trên toàn thế giới. (Ảnh: PV)

BS. Derek Wallace trình bày về ứng dụng giải pháp mới trong chiến lược toàn diện về phòng, chống sốt xuất huyết trên toàn thế giới. (Ảnh: PV)

Đại diện Takeda, BS. Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu vaccine, Tập đoàn Dược phẩm Takeda đã trình bày về ứng dụng giải pháp mới trong chiến lược toàn diện về phòng, chống sốt xuất huyết dengue trên thế giới. Vaccine sốt xuất huyết dengue của Takeda đã được Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) khuyến nghị sử dụng cho các quốc gia đang nằm trong vùng dịch tễ và có mức độ dịch lưu hành cao nhằm tối đa hóa hiệu quả dự phòng sốt xuất huyết cho cộng đồng.

BS. Derek Wallace chia sẻ: “Mặc dù áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiện tại là cần thiết, việc bổ sung giải pháp vaccine với khả năng dự phòng phủ rộng đã đánh dấu một bước đột phá trong cuộc chiến phòng chống sốt xuất huyết dengue. Vaccine sốt xuất huyết của Takeda ra đời là một bước tiến quan trọng trong hành trình thực hiện sứ mệnh phát triển các vaccine mới nhằm giải quyết những thách thức y tế khó khăn nhất, giúp cải thiện cuộc sống người dân trên toàn cầu của Takeda. Việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng vaccine sốt xuất huyết dengue của Takeda cho thấy vaccine này nên được sử dụng như một công cụ quan trọng trong chiến lược tích hợp giúp giảm thiểu mối đe dọa toàn cầu của sốt xuất huyết dengue”.

Triển lãm “Hành trình ba thập kỷ phòng, chống sốt xuất huyết” nhằm tri ân và ghi nhận các nỗ lực của ngành Y tế Việt Nam trong công cuộc phòng chống sốt xuất huyết. (Ảnh: PV)

Triển lãm “Hành trình ba thập kỷ phòng, chống sốt xuất huyết” nhằm tri ân và ghi nhận các nỗ lực của ngành Y tế Việt Nam trong công cuộc phòng chống sốt xuất huyết. (Ảnh: PV)

Ngoài ra, Triển lãm “Hành trình ba thập kỷ phòng, chống sốt xuất huyết” cũng được tổ chức ngay trước thềm chuỗi sự kiện nhằm tri ân và ghi nhận nỗ lực trong nghiên cứu sốt xuất huyết dengue, quản lý, phòng ngừa, điều trị, giám sát và đáp ứng dịch của hệ thống y tế cũng như các cơ quan liên ngành khác. Chủ trì Triển lãm tại Tp. HCM là PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế và tại Hà Nội là GS. TS. Vũ Sinh Nam, Chánh Văn phòng, Hội Y học dự phòng Việt Nam, Cố vấn cao cấp về sốt xuất huyết, nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Vaccine sốt xuất huyết của Takeda dựa trên virus huyết thanh 2 sốt xuất huyết sống giảm độc lực, cung cấp “xương sống” di truyền cho cả bốn loại huyết thanh virus sốt xuất huyết và được thiết kế để bảo vệ chống lại bất kỳ loại huyết thanh nào trong số này. Vaccine nên được tiêm dưới da dưới dạng liều 0,5 ml theo lịch trình hai liều (0 và 3 tháng) theo phác đồ dùng thuốc đã được phê duyệt và phù hợp với khuyến nghị của địa phương và hướng dẫn về độ tuổi. Tại Việt Nam, vaccine sốt xuất huyết của Takeda được Cục Quản lý dược Việt Nam (DAV) phê duyệt sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, không phân biệt đã nhiễm bệnh hay chưa, tương tự với phê duyệt của Ủy ban Liên minh châu Âu.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...