“Vũ khí” đắc lực của Quốc hội

Ngày 20/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc.
Ngày 20/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bên cạnh thẩm quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội (QH) còn có thẩm quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Quyền giám sát của QH đã được quy định cụ thể trong một Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2016. QH có thể giám sát các vấn đề thông qua xem xét báo cáo, kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chất vấn giải trình, đi giám sát… Khi xem xét kết quả giám sát, QH có thể bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH; miễn nhiệm người vi phạm; yêu cầu miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, xử lý đối tượng vi phạm …

Nói chung, quyền lực của QH trong giám sát là “vô biên cương”, đúng nghĩa của từ “tối cao”. Quan trọng là giám sát có trúng, có đúng, có hiệu quả?

Vấn đề này đã được các ĐBQH đặt ra hôm qua (21/7), khi QH khóa XV thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của QH năm 2022.

Trước đó, UBTVQH lựa chọn bốn chuyên đề trình QH xem xét, quyết định giám sát: 1.Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; 2.Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch; 3. Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu tố từ 1/7/2016 - 1/7/2021; 4. Việc thực hiện các Nghị quyết của UBTVQH về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 – 2021.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) bổ sung hai vấn đề cần giám sát. Thứ nhất, việc thực hiện chính sách pháp luật trong bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ. ĐB Vân dẫn chứng mới đây phải loại ra 1 ĐBQH vừa được bầu nhưng không đủ tư cách, mà lý do là vi phạm trước đó nhiều năm. Điều đó cho thấy công tác triển khai quy định về tổ chức nhân sự đã không chọn đúng người. Thứ hai, việc thực hiện pháp luật trong quản lý sử dụng tài sản công ở các DNNN, đơn vị sự nghiệp công. “Tài sản công đã bị chuyển hoá từ công sang tư bằng nhiều thủ đoạn. Thế mà chúng ta chưa có đợt giám sát tối cao của QH”, ông Vân nói.

Những vấn đề QH và ĐBQH nêu ra đã rất đúng và trúng. Vấn nạn sai phạm trong quy hoạch, ngày 14/6/2019, QH từng chỉ ra trong Nghị quyết 82/2019/QH14 “về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại đô thị”. Vấn nạn “trộm cắp” tài sản nhà nước, QH từng “chỉ mặt đặt tên” trong Nghị quyết 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 “về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN”… Đây là những tệ nạn nhức nhối đã rất nhiều năm nay, rất cần thiết có sự giám sát tối cao của QH để “phẫu thuật” dứt điểm những khối ung nhọt nhức nhối.

Quan trọng không kém, như ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) lưu ý, là câu chuyện hậu giám sát: “Các báo cáo hậu giám sát rất ít nên không biết đơn vị, địa phương thực hiện yêu cầu của đoàn giám sát như thế nào”. ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cũng cho rằng cần phải xây dựng đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội.

TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH từng thẳng thắn chỉ ra năng lực giám sát của một số ĐBQH kiêm nhiệm và chuyên trách chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giám sát của QH. Chất lượng của hoạt động giám sát còn hạn chế, chưa đi sâu, chưa phát hiện đề xuất giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, chủ yếu là do phương thức, năng lực, trình độ, do nể nang, né tránh… Một số trong các hình thức giám sát khác như nghe điều trần, tổ chức điều tra, tổ chức đi nghiên cứu, xem xét tình hình… còn chưa được áp dụng thực tiễn.

Khắc phục những điểm còn chưa làm được như các ĐBQH đã đặt ra, tin rằng hoạt động giám sát của QH sẽ ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn nữa; là thanh gươm quyền lực vô hình khiến các đối tượng có ý định sai phạm phải run rẩy dừng tay.

Đọc thêm

Từ 1/7, UBND xã cấp 'sổ đỏ' lần đầu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, bộ máy mới theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, đặc khu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân.

Quy định về chế độ đối với lực lượng làm nhiệm vụ chuyên trách tại nhà tạm giữ

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo Thông tư số 15/2024/TT-BCA và các quy định hiện hành, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chuyên trách tại nhà tạm giữ được hưởng nhiều chế độ như phụ cấp đặc thù, bồi dưỡng khi làm việc với người nhiễm HIV/AIDS, định lượng ăn theo tính chất công việc, cùng các chính sách phụ cấp vùng khó khăn nếu có.

Diễn biến sự việc 'một bản quy hoạch gây băn khoăn tại Bà Rịa – Vũng Tàu': TP Bà Rịa đề xuất tạm dừng đồ án để rà soát kỹ lưỡng

Một trong những KDC bị ảnh hưởng bởi quy hoạch điều chỉnh.
(PLVN) - Sau khi Báo PLVN có bài viết “Một đồ án quy hoạch gây băn khoăn tại TP Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu)”, TP Bà Rịa đã tổ chức đối thoại với DN và người dân về những kiến nghị liên quan đến quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP Bà Rịa đến 2045. Bộ Xây dựng cũng có những góp ý rất cụ thể, nhằm bảo đảm đồ án phù hợp với thực tế và bối cảnh phát triển mới của đô thị.

Nhờ người trông xe hộ bị mất xe của khách thì có phải chịu trách nhiệm không?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Khánh Vân (Long An) hỏi: Tôi đang làm bảo vệ kiêm trông xe cho một nhà hàng bán đồ ăn. Do có việc bận không đi làm được nên tôi có nhờ một cậu em đến trông xe hộ (tôi có hướng dẫn đầy đủ quy trình lấy vé, dắt xe và thu vé của khách). Tuy nhiên, hôm đó, có một khách bị mất một chiếc xe máy. Vậy tôi có phải bồi thường không?

Đất 5% và những điều cần biết

 Đất 5% là loại đất nông nghiệp, thuộc quyền quản lý, sử dụng của UBND cấp xã. (Ảnh: chinhphu.vn)
(PLVN) - Dù chỉ thể hiện ở một tỷ lệ % nhỏ trong tổng quỹ đất nông nghiệp của toàn quốc nhưng số lượng đất 5% đang nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn tranh cãi về chủ quyền của người đang sử dụng đất.

Vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bạn Hoàng Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi là tài xế tự do, vừa rồi tôi có được thuê chở một chuyến hàng nhưng đi qua chốt bị cảnh sát kiểm tra, hàng hóa này không có giấy tờ, không có giấy phép nhập khẩu, bao bì là chữ nước ngoài. Xin hỏi, hàng đó có được xem là hàng nhập lậu không? Việc vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

Đề xuất mới về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

Ảnh minh họa: Báo Chính phủ
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tài xế bị tạm giữ giấy phép lái xe thì có bị công ty cho nghỉ việc không?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Thành (Kim Giang, Hà Nội) hỏi: Tôi làm lái xe tải cho một công ty vận tải ở Hà Nội, có ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình lái xe, do vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên tôi đã bị tạm giữ Giấy phép lái xe 03 tháng. Vậy xin hỏi, tôi có bị công ty cho nghỉ việc không?

Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ, nộp thuế thay người bán hàng online từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân. Theo đó, từ ngày 1/7, các sàn thương mại điện tử sẽ thực hiện khấu trừ và nộp thay thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh online trên nền tảng của mình.

Trách nhiệm công dân trong thời đại số

Ảnh minh hoạ (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Trong những ngày qua, trên không gian mạng xã hội, một số luồng tin thất thiệt và bình luận ác ý đã xuất hiện, xoay quanh đời tư của một số đồng chí lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình. Dư luận bị đẩy đi quá xa khỏi ranh giới sự thật, gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức và làm lung lay niềm tin xã hội. Đây không chỉ là câu chuyện của đạo đức, văn hóa ứng xử, mà còn là vấn đề thuộc về pháp luật và trách nhiệm công dân trong kỷ nguyên số.

Sử dụng số định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi cho dân, hiệu quả cho quản lý

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Thay vì phải ghi nhớ nhiều loại mã số khác nhau, giờ đây người dân chỉ cần một số định danh cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ thuế. Việc tích hợp này không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian mà còn giúp cơ quan quản lý tăng tính minh bạch, kết nối dữ liệu và nâng cao hiệu quả phục vụ người dân trong thời đại số.