Vụ khám xe phóng viên Báo PLVN: Không ai có quyền tuỳ tiện khám xe của người khác, đứng trên pháp luật

Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội ông Lưu Bình Nhưỡng; Đại biểu Quốc hội, ông Phạm Văn Hòa; Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến (Từ trái qua phải).
Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội ông Lưu Bình Nhưỡng; Đại biểu Quốc hội, ông Phạm Văn Hòa; Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến (Từ trái qua phải).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Vấn đề này liên quan đến quyền con người và quyền công dân, rất nghiêm trọng chứ không đơn giản chỉ là một hành vi thông thường. Nếu chúng ta dung túng hành vi này thì “cái sảy nảy cái ung” và trở thành một trào lưu, sẽ có tiền lệ cho sau này”, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Không chỉ khám xe” còn “giữ người, giữ xe”

Nêu quan điểm về sự việc phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam bị khám xe tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp, khẳng định, hành vi khám xe của bảo vệ là vi phạm pháp luật, bởi bảo vệ không đủ thẩm quyền khám xe của công dân. Đại biểu Hòa cho biết, chỉ những người được pháp luật trao quyền mới được thực hiện việc khám xét xe, hay nhà của công dân.

Đồng quan điểm, Phó Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, phải lưu ý từ “khám”, bởi “khám” là 1 hành động dựa trên cơ sở của pháp luật. Việc lãnh đạo bệnh viện đưa ra quy định hoặc yêu cầu khám xe là không đúng, là vi phạm pháp luật bởi anh không có quyền khám xe. “Người ta có thể cho anh nhìn thì được, hoàn toàn không có quyền kiểm tra hay khám xét. Ai cho phép anh được kiểm tra? Căn cứ vào đâu? Đây là tài sản hợp pháp của cá nhân tôi, không có căn cứ nào cho anh được kiểm tra, để được khám”, ông Nhưỡng nói.

Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội nhấn mạnh: “Vấn đề này liên quan đến quyền con người, quyền công dân, liên quan đến chức trách theo quy định của pháp luật. Chứ không thể ai cũng có quyền tuỳ tiện khám xe của người khác”.

Ông Nhưỡng cho rằng, việc bảo vệ bệnh viện khám xe thậm chí giữ xe trong bệnh viện trong khoảng thời gian gần hai tiếng đồng hồ, có nghĩa không chỉ khám xe mà vấn đề quan trọng là giữ người, giữ xe, không cho người ta vận hành ra khỏi bệnh viện. “Ở đây không có tạm giam, tạm giữ nhưng rõ ràng đã có hành vi xâm phạm tự do cá nhân. Người phóng viên không được quyền rời khỏi các khu vực do bệnh viện quản lý nên có thể nói rằng bệnh viện, và bảo vệ rất tùy tiện và có thể cho rằng, sự việc trên đã “đứng” trên cả các quy định của pháp luật”, ông Nhưỡng nói và đồng thời cho biết, ông cảm thấy đáng tiếc cho một đồng chí Thiếu tá công an, Phó trưởng Công an xã, một sĩ quan cấp tá khi đã được trình báo về sự việc lại “vào hùa”, áp dụng không đúng các biện pháp nghiệp vụ, là chứng tỏ sự yếu kém về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, kể cả về ý thức tuân thủ pháp luật.

“Về vấn đề này thì công an huyện, công an tỉnh cần phải xem xét về tinh thần, thái độ và phương pháp làm việc của đồng chí sĩ quan công an đó”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Bảo vệ Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm "khám xe" phóng viên trước sự chứng kiến của nhiều người có mặt tại Bệnh viện. Ảnh Mỵ ChâuBảo vệ Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm "khám xe" phóng viên trước sự chứng kiến của nhiều người có mặt tại Bệnh viện. Ảnh Mỵ Châu

UBND tỉnh, Công an tỉnh cần vào cuộc làm rõ việc

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến cho rằng, ngay sau sự việc xảy ra việc Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam lập tức ký và gửi công văn gửi UBND tỉnh Hưng Yên, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên là rất đúng và rất kịp thời. “Bây giờ đã có văn bản của Hội nhà báo nên Công an, UBND tỉnh phải vào cuộc để xử lý. Tôi ủng hộ”, ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, việc giữ người, giữ xe, khám xe của nhà báo khi đang đi tác nghiệp là sai cả về thẩm quyền, thủ tục, quy định, không một cá nhân, tổ chức nào được cản trở nhà báo đang tác nghiệp. Nếu trong quy định của pháp luật, khi bắt quả tang vi phạm pháp luật như trộm cướp tài sản thì cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được khám xét, chứ không phải ai cũng được khám xét.

“Cơ quan có thẩm quyền là UBND tỉnh, Công an tỉnh vào cuộc làm rõ việc này và bệnh viện phải có văn bản trả lời và xin lỗi phóng viên cũng như báo Pháp luật Việt Nam”, ông Tiến nhấn mạnh.

Còn Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nếu mà tất cả các nhà báo đi việc gặp phải tình huống thế này thì một mặt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch làm việc, đặc biệt có thể chịu rủi ro rất lớn. Bởi trên thực tế đã có trường hợp khám xe không đúng quy định pháp luật, người khám xe tùy tiện đã lấy đồ trên xe hoặc cướp tài liệu quan trọng. Thậm chí có trường hợp đưa những chất độc, chất cấm vào trong xe để vu oan, giá họa cho người đi xe.

Theo ông Nhưỡng, việc khám xe không những ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc, đi lại, mà việc khám xe còn ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của phóng viên, nhà báo. Bởi việc kiểm tra, khám xét xe tại nơi công cộng có sự chứng kiến của nhiều người, khiến họ hình dung là nhà báo đi đến bệnh viện có thể ngày hôm nay không ăn trộm nhưng biết đâu đi tác nghiệp lần khác lại trộm cắp.

Do đó, ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, vấn đề này liên quan đến quyền con người và quyền công dân, rất nghiêm trọng chứ không đơn giản chỉ là một cái hành vi thông thường. Nếu chúng ta dung túng hành vi này thì “cái sảy nảy cái ung” và trở thành một trào lưu, sẽ có tiền lệ cho sau này.

“Theo quan điểm của tôi cơ quan chức năng cần có một sự quyết liệt hơn nữa, Hội Nhà báo có quyền đề nghị với Mặt trận Tổ quốc giám sát, đồng thời đề nghị với lại các cơ quan dân cử và các lực lượng khác tiếp tục giám sát một cách rộng rãi hơn đối với vấn đề này”, ông Nhưỡng nhấn mạnh./.

Ngày 13/4, phóng viên Đỗ Thị Mỵ Châu, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam cùng một đồng nghiệp công tác tại Báo Công lý đến bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm, Tập đoàn Y học Phúc Lâm (thuộc địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) để liên hệ làm việc theo Giấy giới thiệu của Báo Pháp luật Việt Nam cấp. Nhân viên Phòng Hành chính đã tiếp nhận Giấy giới thiệu của phóng viên và cho biết sẽ báo cáo với lãnh đạo đơn vị để sắp xếp lịch làm việc và liên hệ lại với phóng viên sau.

Nhưng khi đi xe ô tô chở nhóm phóng viên ra cổng bệnh viện thì bảo vệ của bệnh viện đã không cho xe ô tô đi ra ngoài và yêu cầu được kiểm tra xe phóng viên với lý do “Bệnh viện đang mất một máy và cấp trên đã có lệnh yêu cầu kiểm tra những xe đi ra khỏi bệnh viện”.

Phóng viên đã liên hệ với đồng chí Chu Đức Lễ - Phó Trưởng Công an xã Long Hưng đề nghị xử lý vụ việc và giải quyết để phóng viên được ra ngoài. Nhưng khi lực lượng công an xã đến hiện trường đã không lập biên bản, không yêu cầu phía Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm chấm dứt hành vi giữ người, giữ xe trái luật mà còn đề nghị phóng viên phối hợp cho lực lượng bảo vệ khám xét xe.

Việc khám xét không thu giữ được đồ vật nào của bệnh viện nên phóng viên được ra về. Phóng viên yêu cầu lập biên bản nhưng bảo vệ Bệnh viện kiên quyết không thực hiện.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?