Vụ Khaisilk chỉ ra lỗ hổng quản lý thị trường

Vụ Khaisilk chỉ ra lỗ hổng quản lý thị trường
(PLO) - Mặc dù Khaisilk thừa nhận việc nhập hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk cùng nguồn gốc “made in Vietnam” từ cách đây khoảng 30 năm nhưng quản lý thị trường Hà Nội dường như lại biến vụ việc trở thành việc “tự phát”... 

Giữa tuần trước, trong khi mạng xã hội ồn ào câu chuyện Khaisilk nhập nhèm nguồn gốc hàng hóa, trong khi người có trách nhiệm của cửa hàng Khaisilk ở 113 Hàng Gai, Hà Nội lý giải nhân viên cửa hàng đóng mác nhầm lô hàng của khách hàng mua ở Việt Nam với đơn đặt hàng từ Hongkong thì ông chủ của Khaisilk đã lên báo thừa nhận và xin lỗi người tiêu dùng vì đã nhập hàng Trung Quốc từ những năm 1990. 

Tuy nhiên, điều lạ lùng là sự việc diễn ra rành rành giữa Thủ đô, nơi mà quản lý thị trường được phân công phụ trách đến từng địa bàn mà không hề thấy bóng dáng của lực lượng quản lý thị trường vào cuộc. Chỉ đến khi có công văn hỏa tốc từ Văn phòng Bộ Công Thương truyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, quản lý thị trường Hà Nội mới vào cuộc và giao nhiệm vụ cho Đội quản lý thị trường số 14 và số 12 trực tiếp kiểm tra. 

Đã từng xuất hiện ý kiến cho rằng, Bộ trưởng Bộ Công Thương tỉ mẩn quá, đến việc liên quan đến cái khăn lụa cũng phải… xuất đầu lộ diện. Nhưng cũng có ý kiến rằng nếu không có chỉ đạo từ Bộ trưởng, có lẽ câu chuyện Khaisilk đã dừng lại ở việc ông chủ Hoàng Khải nhận trách nhiệm và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Cũng từ chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh mới thấy lực lượng quản lý thị trường của Hà Nội đang thực thi trách nhiệm như thế nào. 

30 năm tồn tại như một niềm vinh dự của thương hiệu Việt, liệu có phải đây chính là lý do khiến Khaisilk được ưu ái trong việc thanh, kiểm tra nguồn hàng, nguồn gốc xuất xứ, để đến mức, doanh nghiệp này nhập hàng Trung Quốc về, cắt mác “made in China” và gắn vào đó mác “made in Vietnam” mà không có bị phát hiện? 

Không hề có chuyện như vậy nếu chúng ta biết rằng, trước đây, đã từng có những khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra rằng, doanh nghiệp càng lớn, thanh tra càng nhiều. Có những doanh nghiệp lớn một năm phải đón đến 4-5 đoàn thanh, kiểm tra. Khaisilk là một thương hiệu lớn, đã từng là niềm tự hào của người Việt và là lựa chọn của các người Việt Nam mỗi khi có khách nước ngoài ghé thăm. Không hà cớ gì mà Khaisilk tránh được các cuộc thanh, kiểm tra suốt 30 năm qua. Thế nhưng, Khaisilk lại yên ổn qua mặt người tiêu dùng từng ấy năm mà không bị phát hiện!

Dư luận đang rất trông mong kết quả kiểm tra Khaisilk từ chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhưng một lần nữa, quản lý thị trường Hà Nội lại khiến dư luận “dậy sóng” khi báo cáo sự việc rằng, do áp lực tăng hàng hóa nên nhân viên cửa hàng 113 Hàng Gai tự ý mua khăn Trung Quốc, cắt mác và gắn thương hiệu Khaisilk vào. 

Trong tình thế dầu sôi lửa bỏng như hiện nay, phải thừa nhận lực lượng quản lý thị trường Hà Nội làm việc “trước sau như một”. 30 năm qua không phát hiện vấn đề gì thì hôm nay cũng sẽ vậy: Chỉ là vấn đề tự phát của nhân viên, là sai sót cá nhân, không liên quan gì đến thừa nhận “nhập hàng Trung Quốc” mà chính ông chủ của nó đã công khai xin lỗi trước công luận.  

Chuyện liên quan đến cái khăn lụa mà đích thân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phải ra tay tưởng nhỏ mà không nhỏ. Bởi nếu không có chỉ đạo này, câu chuyện Khaisilk đã dừng lại và dư luận sẽ không nhìn thấy lỗ hổng quản lý thị trường to bự kia. Và tất nhiên, lỗ hổng này không chỉ nằm trong việc kiểm tra nguồn gốc hàng của riêng Khaisilk. PLVN sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.