Vụ hàng loạt bò sữa ở Lâm Đồng chết: Người dân huyện Lâm Hà tự điều trị khỏi bệnh cho bò

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với kinh nghiệm nuôi bò sữa lâu năm, người nông dân ở xã Nam Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã tự thuốc điều trị thành công cho đàn bò sữa bị tiêu chảy sau khi tiêm vaccine viêm da nổi cục.
Lãnh đạo huyện Lâm Hà cùng đại diện UBND xã Nam Hà thăm trang trại bò sữa của ông Ngô Văn Vì.

Lãnh đạo huyện Lâm Hà cùng đại diện UBND xã Nam Hà thăm trang trại bò sữa của ông Ngô Văn Vì.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh, gần 2 tuần qua, nhiều khu vực nuôi bò sữa thuộc 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương xuất hiện tình trạng bò sữa sau khi tiêm vaccine viêm da nổi cục đã bỏ ăn, bị tiêu chảy rồi chết.

Sở NN&PTNT Lâm Đồng nhận định nguyên nhân ban đầu, bò mắc bệnh tiêu chảy có thể do thời tiết mưa nhiều, kết hợp sức đề kháng của bò giảm sau khi tiêm vaccine đã tạo điều kiện vi sinh vật cơ hội tấn công gây rối loạn đường tiêu hóa. Ngược lại, người dân nuôi bò cho rằng, việc tiêm vaccine có liên quan tới nguyên nhân bò chết bởi phần lớn bò tiêm vaccine bị tiêu chảy, còn bò không tiêm vẫn khoẻ mạnh.

Theo thống kê của UBND tỉnh Lâm Đồng, luỹ kế đến 16h ngày 11/8/2024 đã có 5.122 con bò nhiễm bệnh, 214 con bị chết. Tổng số bò hồi phục, không còn các triệu chứng của bệnh là 168 con.

Tuy nhiên, thông tin ít được biết đến là từ ngày 23/7, hiện tượng bò sữa sau khi tiêm vắc xin viêm da nổi cục dẫn đến tiêu chảy và chết đã xuất hiện tại huyện xã Nam Hà (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) và người dân bằng kinh nghiệm đã tự mua thuốc điều trị thành công.

Sáng 12/8, ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch phụ trách điều hành UBND xã Nam Hà xác nhận với PV Báo PLVN thông tin: Trên địa bàn xã có 4 đàn bò sữa với tổng cộng 118 con, từ ngày 9/7, xã nhận vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục từ Trung tâm nông nghiệp huyện về phân phát cho người dân tiêm phòng. Có hai chủ trang trại tiêm phòng, một trang trại tiêm 43/50 con, trang trại còn lại tiêm 20/22 con.

Theo lãnh đạo xã Nam Hà và cán bộ thú y xã, sau khi tiêm từ 7-10 ngày thì bò có triệu chứng bỏ ăn, tiêu chảy. Hậu quả, đàn bò tiêm 43 con có 1 con chết vào ngày 23/7; đàn bò tiêm 20 con cũng có 1 con chết vào ngày 4/8. Những con bò bị chết đều được tiêm vắc xin.

Ông Lê Đức Trọng - cán bộ thú y xã Nam Hà cho biết, đến nay đàn bò sữa trên địa bàn xã đã cơ bản hồi phục, ăn uống tốt. Điều đáng nói là những người nông dân nuôi bò sữa đã tự mua thuốc điều trị. Trong sáng 12/8, ông Nguyễn Văn Hoàng - Chủ tịch huyện Lâm Hà đã đi kiểm tra các trang trại nuôi bò sữa và chúc mừng người dân.

Ông Ngô Văn Vì (thứ 2 từ phải qua) chia sẻ kinh nghiệm điều trị bò bị bệnh với Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà và cán bộ thú y xã Nam Hà.

Ông Ngô Văn Vì (thứ 2 từ phải qua) chia sẻ kinh nghiệm điều trị bò bị bệnh với Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà và cán bộ thú y xã Nam Hà.

Đứng bên những con bò sữa khoẻ mạnh, ông Ngô Văn Vì (SN 1962, ngụ thôn Hoàn Kiếm 3, xã Nam Hà) vui mừng chia sẻ: “Đàn bò 22 con, vì thiếu vaccine nên gia đình tiêm 20 con. Sau khi tiêm khoảng 8 - 10 ngày thì bò bỏ ăn, tiêu chảy và chết 1 con”.

Mặc dù lo lắng nhưng thời điểm đó ông Vì cũng thể ngờ đoán lý do vì sao. Vợ chồng ông Vì bằng kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi bò sữa đã mua thuốc kháng sinh tổng hợp, vitamin C, nước điện giải và thuốc bột cho bò uống theo hướng dẫn.

"Tuỳ vào sức khoẻ từng con bò, tôi pha liều lượng khác nhau. Có con chỉ ngày hôm sau đã giảm bệnh, nhưng cũng có con cả tuần sau mới ăn được, đi ngoài bình thường, dần dần đàn bò đã khoẻ mạnh trở lại, cho sữa bình thường, chỉ còn 1 con sức khoẻ hơi yếu", ông Vì nói.

Theo kinh nghiệm bản thân, ông Vì cho biết, gia đình không truyền nước như nhiều hộ dân ở hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương áp dụng, bởi truyền nước thẳng vào cơ thể bò có thể dẫn tới phản ứng trực tiếp; thay vào đó, ông cho bò ăn thuốc bột, uống kháng sinh tổng hợp. “Tôi hoàn toàn thực hiện theo kinh nghiệm và bằng các loại thuốc thông dụng, rẻ tiền”, ông nói.

Nông dân Ngô Văn Vì chia sẻ kinh nghiệm điều trị bò sữa bị tiêu chảy sau khi tiêm vắc xin viêm da nổi cục.

Chiều ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến trả lời báo chí liên quan đến việc bò sữa ở Lâm Đồng bị dịch bệnh tiêu chảy, chết bất thường và các giải pháp khống chế dịch bệnh. Theo ông Tiến, số lượng bò được tiêm vắc xin là gần 9.000 con thì số bò bị bệnh sau tiêm là 4.900 con.

"Ngày 10/8, thay mặt Bộ NN&PTNT đi kiểm tra thực tế, tôi khẳng định tiêm vắc xin có sự ảnh hưởng. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y có giải pháp cơ bản và đến hôm qua, sau khi rà soát, chuẩn bị xong, nghe các bên báo cáo đã chốt lại được phác đồ điều trị sát với từng bò bệnh và sớm nhất sẽ có kết quả xét nghiệm giải trình tự gene để kết luận nguyên nhân." - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói.

Đọc thêm

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện
(PLVN) - Ngày 18/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) và Chương trình hành động 33-CTr/TU (ngày 21/5/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Bình Định thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong tháng 9/2024, Bình Định sẽ tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh cũng sẽ có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực để thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó
(PLVN) -  Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung. Trước tình hình này, các địa phương như Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và Bình Định đã nhanh chóng triển khai phương án ứng phó, đồng thời siết chặt việc quản lý và cấm tàu thuyền ra khơi.

Việt Nam - Campuchia: Tiếp tục phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung - Trưởng Ban Chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh Kiên Giang ký kết với ban Chuyên trách tỉnh Pearh Sihanouk, Campuchia.
(PLVN) - Đoàn cán bộ Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chuyên trách tỉnh Kiên Giang làm trưởng đoàn vừa tổ chức ký kết hợp tác với Ban Chuyên trách các tỉnh Koh Kong, PreahSihanouk, Kam Pốt, Kép thuộc Vương quốc Campuchia để  tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia, giai đoạn XXIV (mùa khô 2024 – 2025).

Hà Nội: Dự kiến ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công vào đầu tháng 10

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - TP Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ ra mắt vào đầu tháng 10 tới, với mục tiêu tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận “một cửa”.

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc
(PLVN) -  Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 đơn vị có tin vui về nhân sự: Ông Đặng Công Hòa vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Dương; ông Đàm Hữu Khanh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Ông Nguyễn Thái Sơn – Chủ tịch HĐND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, nhiệm kỳ 2021 – 2026.