Vụ “đuổi” phóng viên: Chính khách và hành xử với truyền thông

Vụ “đuổi” phóng viên: Chính khách và hành xử với truyền thông
(PLO) - Câu chuyện gây tranh cãi về cung cách ứng xử của một quan chức Hà Nội với một nhà báo trong một cuộc họp báo mới đây, có thể xem là dịp để mổ xẻ nhiều hơn về kỹ năng của người có danh phận trước giới truyền thông.
“Khi tôi tới đây, bà Laura nhà tôi đã dặn rằng, dù tình hình thế nào đi chăng nữa, anh vẫn phải là một người lịch thiệp”. 
Năm 2006, trả lời phỏng vấn báo chí sau khi bị ném cà chua ở Indonesia, Tổng thống Mỹ George Bush đã bắt đầu như vậy, trước khi nói tiếp: “Không vấn đề gì, việc đó (ném cà chua) chứng tỏ đấy là một quốc gia dân chủ”.
Bị ném cà chua vào mặt là một trải nghiệm khó khăn, nhưng ông Bush vẫn tỏ ra lịch thiệp, hoặc ít ra là ông cố gắng để lịch thiệp. Tuy nhiên, không những không phản ứng một cách bất nhã, ông còn “tranh thủ” nhấn mạnh được với giới truyền thông quốc tế về “dân chủ”, một “giá trị Mỹ” mà người Mỹ thường đề cao và muốn lan tỏa khắp thế giới. 
Bộ phận phục vụ của ông Bush khi đó có lẽ đã mất thêm thời gian và chi phí giặt tẩy bộ vest của sếp, nhưng bản thân Tổng thống Mỹ thì đã “ghi điểm” đáng kể với báo giới, giữa bối cảnh đầy thử thách khi đó trong chuyến thăm châu Á.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, khi còn là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng từng đối diện nhiều câu hỏi khó, nhưng ông cũng đã có những câu trả lời khiến báo giới ngả mũ.
Lấy ví dụ có lần, trước câu hỏi của một nhà báo nổi tiếng về tình hình “chuẩn bị nhân sự” trước một kỳ họp Quốc hội, ông Đam có cách thoái thác trả lời khéo léo.
Vấn đề nhân sự vẫn thường bị xem là “nhạy cảm”, và ông Đam, sau thoáng chút suy nghĩ, nhìn về phía nhà báo và nói đầy dí dỏm: “Tôi không nghĩ là trong danh sách đó có anh!”. Một cách từ chối khiến người hỏi cũng không thấy mếch lòng, trong khi tránh được một nội dung đầy gai góc.
Câu chuyện của Tổng thống George Bush hay của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được giới truyền thông kể lại với nhau nhiều lần, như là những ví dụ thú vị về ứng xử của chính khách nói riêng, của người nổi tiếng nói chung.
Đáng tiếc, nhiều ví dụ kém thú vị khác vẫn đã và đang diễn ra, như câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây. Vì bất bình trước việc bị một nhà báo “cắt lời”, một quan chức gần như đã đòi “đuổi” nhà báo này ra khỏi phòng họp báo - câu chuyện khiến cộng đồng báo chí dậy sóng mấy hôm nay.
Trước đó, giới truyền thông cũng từng chứng kiến việc một lãnh đạo Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC), hất micro của một phóng viên thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với một thái độ khá bất nhã. 
Ứng xử với truyền thông là một kỹ năng mà mọi chính khách lớn nhỏ, hay người nổi tiếng như doanh nhân, nghệ sỹ, cầu thủ bóng đá... đều cần được trang bị. Trước một tình huống khó, khéo léo né tránh một cách phù hợp khi không muốn hoặc không thể trả lời, là một kỹ năng quan trọng mà nhiều khi không phụ thuộc vào trình độ học vấn của người đó.
Trong hành trình làm chính khách, chút bối rối, thậm chí “vã mồ hôi” trước truyền thông là điều có thể thông cảm được; trong khi những hành xử kiểu “cấp trên - cấp dưới” là hoàn toàn không phù hợp, thậm chí có thể làm cho “hành trình chính khách” ấy đôi khi ngắn lại.
Cho dù khoảng cách quyền lực, tiền bạc, vị thế xã hội hay tầm ảnh hưởng giữa một chính khách và một nhà báo lớn đến mấy, đừng quên rằng trong một cuộc họp báo, chính khách và nhà báo có vai trò tương đương, ở đây là vai trò đối tác hỏi - đáp, ít nhất là trong khuôn khổ cuộc họp báo đó.
Đáng chú ý là sau nhiều “cú vấp” đáng tiếc giữa các chính khách và giới truyền thông, vấn đề đào tạo kỹ năng trả lời báo chí cuối cùng đã được nêu ra một cách nghiêm túc, với sự ra đời của bản “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” của Chính phủ ban hành hồi tháng 5/2013.
Tháng 7/2013, một quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội nghị triển khai quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Tp.HCM, cho biết sẽ “mời chuyên gia trong và ngoài nước đào tạo, tập huấn kỹ năng phát ngôn ở cấp bộ ngành trung ương và cấp tỉnh”.
Theo vị này, “không được đào tạo thì rất dễ lúng túng khi đứng trước nhiều máy quay, chụp ảnh, trước nhiều nhà báo đang có nhu cầu được thông tin, trong những vấn đề thời sự mà người dân quan tâm”.
Dù sao, ở vị trí nào đi nữa, chính khách vẫn phải luôn tự nhắc mình đang nhận lương từ tiền thuế của người dân. Trong khi giới truyền thông, về mặt nào đó, đang đại diện cho quyền và lợi ích của người dân. Vì lẽ đó, ứng xử văn minh và lịch lãm là một yêu cầu, hơn thế, còn là một tiêu chuẩn để người dân và giới truyền thông đánh giá họ.

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.