Vụ địa ốc Alibaba lừa đảo: Nguyễn Thái Luyện khai về tham vọng “tập đoàn đa ngành”

Bị cáo Nguyễn Thái Luyện.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hôm qua (9/12), một ngày sau khi bắt đầu, phiên xử của TAND TP HCM xử Nguyễn Thái Luyện, 36 tuổi, Chủ tịch HĐQT Cty CP Địa ốc Alibaba và 22 bị cáo về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền bắt đầu bước vào phần xét hỏi.

Là người đầu tiên được thẩm vấn, Nguyễn Thái Luyện phủ nhận cáo trạng, cho rằng "không lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ai". Bị cáo cho rằng “cáo trạng có 8 điểm không đúng sự thật, gây oan sai” cho mình.

"Trang 79 của cáo trạng kết luận bị cáo dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản là không đúng. Những hợp đồng mua bán là công khai", Luyện nói và cho rằng đã in nhiều “cẩm nang đào tạo” cho nhân viên và thông tin cho khách hàng liên quan đến việc mua bán bất động sản. Hàng ngày, Cty mở bán công khai, giải đáp thắc mắc, có xe đưa đón khách hàng đi xem đất. Việc thu mua lại các nền đất là “đúng quy định pháp luật”.

Nội dung “chưa chính xác khác”, theo Luyện, là kết luận bị cáo "sử dụng một ít tiền của cá nhân, phần lớn tiền chiếm đoạt của khách hàng, chỉ đạo nhân viên đứng tên mua đất nông nghiệp...". "Nguồn vốn của bị cáo được tích lũy trong nhiều năm, từ 2010 đến 2017, khi còn là nhân viên môi giới bất động sản, sau đó chuyển sang đầu tư, lập dự án và bán hai lô đất. Ngoài ra, bị cáo còn nhờ bố mẹ cầm cố nhà đi vay vốn ngân hàng, vay mượn bạn bè người thân", Luyện trình bày.

Tự nhận mình “có nhiều năm kinh nghiệm trong môi giới bất động sản (2010 - 2016), làm việc cho nhiều Cty nên nắm rõ quy định của pháp luật”, bị cáo cho rằng “Luật Đất đai cho phép người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng nên đi mua để làm dự án. Trước đó đã tìm hiểu tình trạng đất có quy hoạch hay không rồi mới mua và hợp nhất thành dự án, làm đường rồi phân lô”. "Tôi có kiến thức về luật, tham khảo hợp đồng Cty khác chứ không nhận tư vấn thêm từ bất cứ người nào khác", Luyện nói.

Luyện thừa nhận mình là người có quyền cao nhất tại Địa ốc Alibaba, chỉ đạo thành lập 22 Cty con và thuê nhân viên đứng tên làm giám đốc, đưa ra chủ trương, mức giá thỏa thuận mua đất... Nguồn vốn đăng ký thành lập các DN đều là tiền của bị cáo, các Cty con lập ra để làm chủ đầu tư các dự án nhưng hoạt động phải thông qua Địa ốc Alibaba và phải nộp tiền về cho Cty “mẹ”. Những người đứng tên pháp nhân không được hưởng lợi từ các hợp đồng mà chỉ được nhận lương tại địa ốc Alibaba... "Định hướng của Cty là sẽ bao quát các hoạt động từ môi giới, chủ đầu tư, xây dựng hạ tầng dự án, truyền thông, vận tải, thời trang... nhằm phục vụ cho hoạt động của tập đoàn", Luyện khai.

Được gọi lên thẩm vấn sau đó, Nguyễn Thái Lĩnh (Giám đốc Địa ốc Alibaba, em trai Luyện) thừa nhận hành vi như cáo trạng nêu. Bị cáo nói mình không hiểu biết pháp luật, thời điểm đó đang là nhân viên quán cà phê thì được anh trai gọi về Địa ốc Alibaba làm việc. "Mọi việc bị cáo đều nghe theo chỉ đạo của anh Luyện, không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật", Lĩnh trả lời HĐXX.

Tương tự, những bị cáo là giám đốc, phó giám đốc các Cty con đều khai làm theo chỉ đạo của Luyện, không được hưởng lợi trong việc mua bán nền đất với khách hàng, chỉ nhận lương tháng từ Cty.

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2016, Luyện thành lập Địa ốc Alibaba với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Trong hai năm, Cty thay đổi vốn thêm hai lần lên mức 1.600 tỷ đồng. Với vai trò Chủ tịch HĐQT, Luyện cho các Cty con làm chủ đầu tư 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận; tự phân lô, tách thửa trái pháp luật, quảng cáo để bán cho hàng nghìn người.

Theo cáo trạng, Luyện dùng một phần tiền cá nhân và phần lớn tiền chiếm đoạt được từ khách hàng, chỉ đạo người thân, nhân viên thân tín đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với số lượng lớn tại các tỉnh trên. Sau đó, Luyện chỉ đạo người thân, nhân viên đứng tên nhận chuyển nhượng đất, ủy quyền cho các pháp nhân để các Cty này vẽ dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp, phân lô, tách thửa trái quy định bán cho khách hàng. Khi bán cho các nạn nhân, Địa ốc Alibaba hứa mua lại đất nền giá cao hơn với lợi nhuận 30% chỉ sau một năm, hoặc có lãi ngay sau khi mua và tăng dần theo thời gian.

Luyện tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư ký hợp đồng hợp tác kinh doanh phân phối bán đất nền trong dự án (tự vẽ) với Địa ốc Alibaba để DN này trở thành đại lý phân phối đất nền cho các khách hàng, nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các dự án. Việc này cũng nhằm tạo ra giao dịch ảo để khách tin tưởng là các dự án có đủ tính pháp lý, đủ điều kiện chuyển nhượng. Sau khi khách hàng đồng ý mua, Luyện chỉ đạo các pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng, nhưng tiền được nộp về Địa ốc Alibaba để Luyện quản lý, sử dụng.

Toàn bộ dự án được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn mà Địa ốc Alibaba chuyển nhượng cho khách hàng, không phải là đất thổ cư như nội dung thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng.

Bằng các thủ đoạn này, Luyện đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền chiếm đoạt gần 2.400 tỷ đồng của 4.560 khách hàng. Trong đó, CQĐT đã làm việc được với 4.065 khách hàng tố cáo bị chiếm đoạt 2.108 tỷ. Luyện phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò chủ mưu.

Đây là phiên toà có số lượng người tham gia rất lớn, gồm 4.000 bị hại và hơn 100 người liên quan. Dự kiến ngày 6/1/2023 tòa tuyên án.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Đọc thêm

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.