Vụ cướp bảo tàng bí ẩn nhất thế giới 3 thập kỷ không tìm ra thủ phạm

Phác họa chân dung 2 kẻ trộm tranh
Phác họa chân dung 2 kẻ trộm tranh
(PLVN) - Trong đêm, hai tên cướp ngang nhiên xông vào khống chế các nhân viên bảo vệ của một bảo tàng tư nhân và cướp đi 13 tác phẩm nghệ thuật có tổng giá trị ước tính lên đến 500 triệu USD. Gần 30 năm đã qua đi, nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhưng thủ phạm cũng như tung tích những tác phẩm bị lấy mất vẫn bặt vô âm tín.

Vụ cướp táo tợn trong đêm

Vào ngày Chủ nhật 18/3/1990, Richard Abath - nhân viên bảo vệ của Bảo tàng tư nhân Isabella Stewart Gardner nằm ở phố Palace, thuộc thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ - cùng một người đồng nghiệp thực hiện ca trực của mình như mọi khi. Khoảng 1h24, Abath nghe thấy tiếng gọi cửa: “Cảnh sát đây! Mở cửa cho chúng tôi vào! Chúng tôi nhận được tin báo đang có một vụ lộn xộn ở trong sân bảo tàng”.

Theo quy định của Bảo tàng, Abath không được cho người lạ vào bên trong, nhưng đó lại là cảnh sát chứ không phải người thường nên sau vài giây đắn đo, Abath quyết định mở cửa cho những người đàn ông vào. Khi những người này vào đến nơi, họ đã yêu cầu Abath xuất trình chứng minh thư, bị yêu cầu đứng úp mặt vào tường và bị còng tay lại. Anh ta nghĩ rằng việc bắt giữ chỉ là hiểu lầm cho đến khi nhận ra rằng hai viên “cảnh sát” đã không hề kiểm tra vũ khí trên người anh trước khi còng tay anh ta lại và ria mép của một “cảnh sát” thực chất được làm bằng sáp.

Bức hình bảo vệ Abath bị kẻ cướp trói, dán băng keo tại hiện trường
Bức hình bảo vệ Abath bị kẻ cướp trói, dán băng keo tại hiện trường 

Khoảng 10 phút sau đó, nhân viên bảo vệ thứ hai đến bàn trực ban và cũng bị còng tay lại. Khi anh này hỏi về nguyên nhân mình bị bắt giữ thì được một trong hai tên gằn giọng: “Đây là một vụ cướp, chúng mày đừng dại dột chống cự, sẽ bị đau đó!”. Sau đó, hai tên cướp dẫn các nhân viên bảo vệ tới tầng hầm bảo tàng, còng tay của họ vào đường ống nước ở đó và lấy băng keo dán chặt tay, chân, đầu, chỉ chừa lại lỗ mũi để họ thở.

Vì bảo tàng có trang bị các máy cảm biến động nên toàn bộ quá trình di chuyển của chúng trong bảo tàng đều được ghi lại. Theo ghi nhận của máy, sau khi trói những nhân viên bảo vệ lại, chúng đã đi lên lầu, vào phòng Hà Lan. Khi một trong hai tên tiến đến gần một bức tranh của Rembrandt, chuông báo động đã vang lên nhưng liền bị chúng đập vỡ. Bọn cướp đã lần lượt chuyển các bức tranh ra ngoài xe. Phải đến 8h15 sáng cùng ngày, cảnh sát mới được gọi đến hiện trường khi chủ bảo tàng phát hiện ra vụ cướp.

Theo thống kê sau đó, hai tên cướp đã lấy đi 13 hiện vật quý giá, bao gồm các bức tranh nổi tiếng như: ‘Chân dung tự họa’ và ‘Bão trên biển Galilee’, ‘Quý bà và Quý ông diện đồ đen’ của Rembrandt; ‘Buổi hòa nhạc’ của Vermeer; ‘Phong cảnh’ của Govaert Flinck; một chiếc bình cổ của Trung Quốc... với tổng giá trị tài sản ước tính khoảng 500 triệu USD. Tất cả những bức tranh này đều thuộc sở hữu của nhà sưu tập tranh Isabella Stewart Gardner, đây là vụ cướp tài sản cá nhân lớn nhất lịch sử.

Cuộc điều tra bế tắc

Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) là đơn vị chịu trách nhiệm tiến hành cuộc điều tra vụ việc. Họ đã tiến hành hàng trăm cuộc thẩm vấn, mở rộng quy mô điều tra ra khắp thế giới, viện đến sự hỗ trợ của giới chức Anh, Nhật Bản, Pháp, các nhà điều tra tư nhân, các giám đốc của các bảo tàng và cả những người chuyên buôn bán các tác phẩm nghệ thuật với hy vọng có thể tìm ra những hiện vật bị lấy đi. FBI cho rằng những tác phẩm nghệ thuật sau khi bị cướp xảy đã được đưa qua Connecticut, sau đó được rao bán ở Philadelphia nhưng không tìm được bằng chứng cho giả thuyết này.

Các điều tra viên của FBI khi đó đã không thể xác định được mục đích cũng như ý đồ bọn cướp khi thực hiện phi vụ này. Họ không thể lý giải được việc lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật bị lấy đi. Ông Geoffrey J. Kelly (người phụ trách cuộc điều tra của FBI) nói rằng ông không hiểu tại sao những tên cướp rõ ràng đã ở trong bảo tàng trong một khoảng thời gian rất lâu, đủ để chúng lấy đi tất cả những thứ mà chúng muốn nhưng chúng lại chỉ lấy đi những tác phẩm có giá trị trung bình thay vì lấy những tác phẩm nổi tiếng, có giá trị lớn hơn rất nhiều cũng được trưng bày ở đó.

Một trong số 13 bức tranh quý giá đã bị lấy cắp
Một trong số 13 bức tranh quý giá đã bị lấy cắp  

Dựa trên cách thức những tên cướp tiến hành việc lấy đồ, bao gồm việc cắt những bức tranh ra khỏi khung và đập vỡ khung của một số bức tranh, các điều tra viên khi đó cho rằng thủ phạm là những tên tội phạm nghiệp dư chứ không phải những tên chuyên trộm cướp các tác phẩm nghệ thuật. Năm 1994, Giám đốc Bảo tàng là bà Anne Hawley nhận được bức thư nặc danh, trong đó nói rằng những bức tranh sẽ được trả lại cho Bảo tàng để đổi lấy 2,6 triệu USD.

Cũng theo nội dung bức thư, nếu đồng ý với việc trao đổi, Bảo tàng sẽ phải đăng tải một câu chuyện kinh doanh trên tờ The Boston Globe để làm tín hiệu. Câu chuyện sau đó đã được đăng tải theo yêu cầu trong bức thư nhưng việc trao đổi sau đó đã không hề diễn ra. Những diễn biến mới Năm 2013, FBI tuyên bố đã nhận dạng được những tên cướp nói trên.

Nhưng, đến năm 2015, họ lại nói rằng những người mà họ tình nghi đã gây ra vụ việc đều đã qua đời và từ chối tiết lộ danh tính của những người này. Ngày 6/8/2015, cảnh sát đã công bố một đoạn video được ghi vào đêm trước khi xảy ra vu cướp. Có 2 người đàn ông xuất hiện trong đoạn băng, trong đó một người vẫn chưa được xác định danh tính và người còn lại được xác nhận là Richard Abath - nhân viên bảo vệ tại Bảo tàng hôm xảy ra vụ việc.

Đoạn video cho thấy Abath đã nói chuyện với người đàn ông bí ẩn kia 2 lần trong vòng vài phút. Người đàn ông đã đứng ở sảnh của Bảo tàng trong khoảng 3 phút, sau đó trở lại một chiếc ô tô và lái đi. Cảnh sát nói rằng đoạn video này đã mở ra các hướng điều tra mới về vụ việc và tờ The New York Times cho rằng Abath có thể chính là đồng phạm trong vụ việc. Tuy nhiên, cả Abath và nhân viên bảo vệ còn lại trước đó đều đã nhiều lần bị thẩm vấn và đều được xác định không thể là kẻ có liên quan đến vụ cướp.

Tiếp đó, tháng 12/2015, hơn 20 điệp viên FBI đã tiến hành khám xét trường đua ngựa Suffolk Downs ở phía Đông Boston sau khi nhận được tin báo cho biết những tác phẩm bị lấy cắp được giấu ở đó. Trong cuộc khám xét này, các điệp viên đã tìm kiếm kỹ lưỡng ở khắp mọi nơi trong trường đua vốn đã bị đóng cửa từ đầu những năm 1990 này và cũng đã khoan mở 2 két sắt tại đó nhưng đã không phát hiện bất cứ bức tranh nào.

Cho đến nay, tất cả những tác phẩm bị đánh cắp đều chưa từng xuất hiện trước công chúng và cũng chưa được tìm thấy. Giới chức Mỹ cũng chưa bắt được bất cứ đối tượng nào bị tình nghi đứng sau vụ cướp nổi tiếng. Vì thế, vụ việc hiện vẫn chưa được giải đáp và vẫn còn đang để ngỏ để điều tra. Với mong muốn có thể khép lại hồ sơ vụ việc, giới chức liên bang Mỹ thậm chí đã tuyên bố sẽ không khởi tố bất cứ người nào tự nguyện trả lại các tác phẩm nghệ thuật bị lấy cắp nhưng nỗ lực này đã không đưa đến kết quả như mong muốn.

Một số người cho rằng rất có thể những tác phẩm bị lấy đi đã bị tiêu hủy cho nên cho đến nay mới chưa từng xuất hiện trở lại. Về phía bảo tàng, ban đầu, họ đã treo giải thưởng 1 triệu USD và đến năm 1997 đã tăng lên thành 5 triệu USD cho bất cứ ai cung cấp thông tin có thể dẫn đến việc lấy lại được các tác phẩm bị đánh cắp trong tình trạng vẫn còn tương đối ổn. Cho đến nay, đề nghị này vẫn đang có hiệu lực.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.