Vụ cô phạt nhốt bé mầm non vào tủ: Học phí đắt 'mua' nỗi sợ cho con?

Phạt học sinh vào tủ, trường đóng cửa, cô giáo bị sa thải.
Phạt học sinh vào tủ, trường đóng cửa, cô giáo bị sa thải.
(PLVN) - Hình ảnh cháu bé bị cô giáo Trường mầm non Maple Bear Westlake Point (nằm trong hệ thống Trường mầm non quốc tế Canada Maple Bear) nhốt vào trong tủ quần áo khiến dư luận bức xúc. Và với tuyên ngôn “Tinh hoa giáo dục Canada cho tương lai toàn cầu”, để cho con theo học Trường mầm non quốc tế Maple Bear, các bố mẹ sẽ phải chi ra số tiền học phí cao ngất ngưởng, thậm chí có chương trình học lên tới mức phí hơn 200 triệu đồng/năm…

Bé giật mình khi nhắc đến cô

Theo thông tin giới thiệu trên website của Trường mầm non quốc tế Maple Bear, trường này được thành lập bởi CitySmart Việt Nam, công ty đã có mặt trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam từ năm 2004. Đồng thời trường cũng trực thuộc tổ chức giáo dục toàn cầu Maple Bear danh tiếng của Canada.

Với sứ mệnh “cung cấp một chương trình giáo dục chất lượng cao từ cấp mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông dựa trên những triết lý và thực tiễn giáo dục của Canada nhằm đáp ứng sự mong đợi của phụ huynh đến từ nhiều quốc gia nhưng vẫn phù hợp với quy định giáo dục ở từng địa phương” và cam kết “cung cấp đầy đủ các chương trình giáo dục dựa trên các phương pháp giảng dạy tiên tiến và giáo trình của Canada được phát triển bởi các chuyên gia”, Trường mầm non quốc tế Maple Bear thu hút được sự quan tâm của các vị phụ huynh với mong muốn sẽ đem lại cho con một môi trường học tập tốt nhất.

Theo đó, tại Trường mầm non quốc tế Maple Bear, chương trình học được nhà trường cung cấp cho trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi với sĩ số tối đa là 20 học sinh/lớp. Bên cạnh những cam kết về chất lượng học tập mà Trường mầm non quốc tế Maple Bear mang lại, đây cũng là một trong những ngôi trường có mức học phí đắt đỏ.

Cụ thể, nếu muốn cho con theo học tại trường, phụ huynh sẽ phải đóng các khoản phí như: phí nhập học là 10 triệu đồng/năm; Phí xây dựng 6 triệu đồng/năm; phí bảo hiểm tai nạn: 950 nghìn đồng/năm. Mức học phí được phân chia thành 4 chương trình khác nhau.

Theo đó, chương trình toàn cầu có mức cao nhất gần 189 triệu đồng/năm, chương trình hội nhập 132 triệu/năm, chương trình liên kết 105 triệu/năm và chương trình khám phá 76 triệu/năm. Không chỉ thế, các bậc phụ huynh cũng phải đóng thêm một số khoản chi phí khác như: Tiền ăn là gần 20 triệu đồng/trẻ mỗi năm, đưa đón học sinh bằng phương tiện của trường khoảng hơn 20 triệu/trẻ/năm.

Theo đó, tính tổng cộng các khoản chi phí phải đóng, mức học phí cao nhất của Trường quốc tế Maple Bear vào khoảng trên 200 triệu đồng/năm.

Trường mầm non Canada Maple Bear thuộc tổ chức giáo dục toàn cầu. Maple Bear có trụ sở tại Vancouver, Canada. Hiện có hơn 350 trường mầm non và tiểu học hoạt động tại 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Thế nhưng, mức học phí đắt đỏ ấy đã không “xắt ra miếng” khi sự việc đáng tiếc xảy ra khi phụ huynh phát hiện biểu hiện bất thường của con đang theo học lớp Panda của Cơ sở giáo dục mầm non Maple Bear Westlake Point.

Trước đó, theo phản ánh của chị Lê Mai L. (phụ huynh cháu Lê M. đang theo học lớp Panda - Trường mầm non Maple Bear, cơ sở Westlake Point, 24 Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội) gần đây, con gái chị sợ đi học, sợ mỗi khi nói đến cô giáo.

Sau nhiều lần yêu cầu nhà trường cho xem camera lớp học, chị L phát hiện con gái  bị cô giáo phạt bằng cách… nhốt trong tủ. Ngay sau đó, chị L đã làm đơn gửi lên nhà trường phản ánh sự việc, yêu cầu sắp lịch làm việc và trả lời về những hình ảnh bất thường do camera ghi lại. 

Tuyển sinh… “chui”?

Liên quan đến sự việc trên, theo ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ  thì ngay sau sự việc xảy ra, ông đã trực tiếp xuống cơ sở mầm non để làm việc với giáo viên, phụ huynh và nhà trường, xem xét sai phạm đến đâu, xử lý đến đó.

Được biết, cơ sở của Trường mầm non Maple Bear Westlake Point ở số 24 Quảng Bá chưa được cấp phép hoạt động. Lý do là dù được cấp phép thành lập trường từ năm 2017 nhưng hết thời hạn 2 năm theo quy định trường vẫn chưa hoàn thiện được hồ sơ, không đáp ứng được nhu cầu nên không được cấp phép hoạt động. 

Như vậy, mọi hoạt động của nhà trường về mặt pháp lý là không đúng, là “tuyển sinh chui”? Lý giải việc cơ sở Maple Bear Westlake Point vẫn đang hoạt động trong khi phải đóng cửa 1 tuần trước, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Tây Hồ cho hay vì nhà trường xin thêm thời gian để giải quyết vấn đề sắp xếp giáo viên và chuyển chỗ cho học sinh.

Phòng GD-ĐT Tây Hồ khẳng định cơ sở này sẽ bị đóng cửa không được phép hoạt động. Những học sinh đang ở Maple Bear Westlake Point có thể chuyển sang các cơ sở khác đủ điều kiện theo quy định của ngành giáo dục.

Ngay khi sự việc được phản ánh,  Trường mầm non Maple Bear đã đăng thông báo xin lỗi về hành vi sai trái của cô giáo ở cơ sở Maple Bear Westlake Point.

Theo đó, đại diện nhà trường thừa nhận: “Chúng tôi rất đau lòng khi nhận được video clip về việc cô giáo của lớp Panda Bears có hành vi hoàn toàn sai trái, phi sư phạm trong thực hiện kỷ luật học sinh tại cơ sở Maple Bear Westlake Point. Cụ thể, giáo viên dọa cháu bằng việc nhốt cháu vào tủ thay quần áo rồi đóng cửa lại trong khoảng 50 giây vì thấy cháu nghịch, không nghe lời. Chúng tôi khẳng định hành động này hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận”. 

Ban lãnh đạo nhà trường đã họp bàn và đưa ra quyết định xử lý kỷ luật cô giáo ở mức cao nhất là sa thải. Cụ thể, hai cô giáo bị chấm dứt hợp đồng lao động gồm cô giáo thực hiện hành động kỷ luật học sinh và cả cô giáo chủ nhiệm. 

Đại diện Trường mầm non Maple Bear Westlake Point cho biết trong số 2 giáo viên bị sa thải có một người mới được ký hợp đồng chính thức với nhà trường từ hồi tháng 7 vừa qua. Cả hai giáo viên đều tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. 

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?