Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Toàn bộ phế thải nguy hại được đưa về nơi xử lý an toàn

Thu gom phế thải tại hiện trường vụ cháy
Thu gom phế thải tại hiện trường vụ cháy
(PLVN) -  Đến nay toàn bộ phế thải nguy hại số lượng hơn 2.600 tấn đã được chuyển đến nơi xử lý an toàn, đang được lưu giữ an toàn theo quy trình. 

Theo Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 (Urenco 10, thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội), sau hơn 20 ngày thu dọn tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông sau vụ cháy tối 28/8, đến nay toàn bộ phế thải nguy hại số lượng hơn 2.600 tấn đã được chuyển đến nơi xử lý an toàn, đang được lưu giữ an toàn theo quy trình. Sau khi có kết quả phân tích từ phía cơ quan chức năng về mức độ nguy hại của số phế thải trên, đơn vị sẽ báo cáo cơ quan thẩm quyền để phê duyệt phương án xử lý.

Để thu dọn được số lượng phế thải trên, thời gian qua, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 đã phải huy động tối đa công nhân với 1.680 lượt người; 30 xe vận chuyển chuyên dụng, dùng chuyên chở chất thải nguy hại; 40 máy cắt hơi làm việc liên tục trong ngày.

Cùng với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10, trong thời gian qua, có nhiều đơn vị chuyên ngành khác cũng tham gia thu dọn, tẩy độc tại khu vực cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Theo Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng), đơn vị đã dùng 4 tấn hóa chất chống lan tỏa, phát tán chất độc để xử lý các phế thải sau vụ cháy. Binh chủng Hóa học tin tưởng, sau khi tổng lực tiêu tẩy môi trường tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông sẽ đảm bảo an toàn và đã được bàn giao lại cho đơn vị chủ quản.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.