Vụ “cắt nhầm 2 quả thận”: Chưa có phán quyết cuối cùng

Ông Trí, chồng bà Tú được vợ uỷ quyền tham gia phiên toà. Ảnh: Minh Anh/Zing
Ông Trí, chồng bà Tú được vợ uỷ quyền tham gia phiên toà. Ảnh: Minh Anh/Zing
(PLO) - Sau hai ngày xét xử, TAND TP Cần Thơ đã quyết định tạm hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện “Tranh chấp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng dịch vụ” giữa nguyên đơn là bà Hứa Cẩm Tú (ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) với bị đơn là Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ  để làm rõ những chứng cứ trong vụ việc bệnh nhân bị cắt nhầm hai quả thận.

Tại phiên phúc thẩm, người được ủy quyền của BVĐK TP Cần Thơ cho rằng đó là sự cố do tai biến chuyên môn trong quá trình điều trị chứ không phải sai sót của bác sĩ. Bệnh viện đồng ý hỗ trợ cho bà Tú một lần là 200 triệu đồng, hỗ trợ khám và điều trị cho bà Tú suốt đời (không đồng ý hỗ trợ 5,8 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiện Trí (chồng bà Tú), người đại diện ủy quyền của bà Tú đã không đồng ý với đề nghị trên. 

Do hai bên không thống nhất được số tiền bồi thường và vụ việc còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ nên HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa và yêu cầu cơ quan chức năng giám định lại sức khỏe của bà Tú. Theo kết luận giám định của Viện Giám định pháp y, tỷ lệ sức khỏe của bà Tú giảm 81% so với sức khỏe người bình thường. Tuy nhiên, trước đó một bên thận của bà Tú đã bị hư, có tình trạng ứ nước chứ không phải cả 2 quả thận đều khỏe mạnh như người bình thường.

Vụ kiện xuất phát từ cuối năm 2011, bà Tú đến bệnh viện chụp CT và phát hiện thận trái bị ứ nước độ III-IV, có sạn buộc phải mổ. Bác sĩ trực tiếp mổ thông báo ca mổ thành công nhưng sau đó bà Tú bị biến chứng nặng. Khi siêu âm lại thì bà thấy bị mất cả 2 quả thận. Đến tháng 7/2012, BVĐK Trung ương Huế ghép thận miễn phí cho bà Tú. BVĐK TP Cần Thơ đã hỗ trợ gia đình bà Tú 6 triệu đồng/tháng, sau giảm xuống còn 3 triệu đồng/tháng và sau tháng 5/2013 thì ngưng hẳn. Vì vậy, bà Tú đã nộp đơn khởi kiện BVĐK TP Cần Thơ. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...