Vụ bắt cóc tống tiền và cái chết đầy thương tâm của cậu bé 9 tuổi rúng động xứ Hàn

Nỗi đau của người thân trong đám tang nạn nhân.
Nỗi đau của người thân trong đám tang nạn nhân.
(PLVN) - Năm 1991, tại Hàn Quốc đã xảy ra một vụ án gây chấn động dư luận, để lại nỗi đau vĩnh viễn cho người nhà nạn nhân. Đó chính là vụ án bắt cóc cậu bé Lee Hyung Ho (9 tuổi). Đây được xem là vụ án phức tạp đến tận bây giờ vẫn chưa thể phá giải và được xếp vào danh sách 3 kỳ án lớn nhất Hàn Quốc.

Cậu bé xấu số và nhóm bắt cóc đầy tinh vi

Cậu bé Lee Hyung-ho 9 tuổi sinh sống ở khu Apgujeong-dong thuộc quận Gangnam, Seoul, Hàn Quốc cùng với cha - chủ một công ty lớn và mẹ kế. Cậu sống cùng bố và mẹ kế tại khu Apgujeong-dong thuộc quận Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Đây là một trong những khu phố sầm uất, giàu có nhất tại “đất nước kim chi”. Được biết, bố cậu bé là chủ một công ty lớn. 

Vào chiều ngày 29/1/1991, sau khi tan học, Lee Hyung-ho có hẹn đến nhà bạn học ăn cơm, sau khi ăn xong cả nhóm kéo nhau ra khu trò chơi gần đó chơi đùa. Theo lời kể của các bạn học, chiều đó Lee Hyung-ho tỏ ra khá buồn bã, không hoạt bát như mọi khi, nhưng đám trẻ chỉ lo chơi nên không quan tâm nhiều lắm. Đến lúc trời tối hẳn, các bạn nhỏ đều đã về nhà, chỉ còn mình cậu bé Lee Hyung-ho tiếp tục ở lại khu trò chơi.

Khoảng 21h tối, ông Lee chờ mãi không thấy con về đã gọi điện đến nhà các bạn học hỏi thăm, lúc này mới biết ai đã về nhà nấy, chỉ có Lee Hyung-ho còn ở lại. Lo lắng cho con, ông Lee cùng vợ chạy ra ngoài tìm kiếm, nhưng hai vợ chồng tìm một lúc lâu vẫn không thấy cậu bé đâu, đành phải báo cảnh sát.

Ngay khi nhận được tin báo, cảnh sát đã cho triển khai tìm kiếm, còn hai vợ chồng ông Lee thì trở về nhà đợi tin cùng một nhân viên cảnh sát khác. Khi vừa về tới nhà, ông Lee nhận được một cuộc gọi với nội dung yêu cầu ông trong vòng hai ngày phải chuẩn bị đủ 200 triệu won tiền chuộc, đồng thời yêu cầu ông không được báo cho cảnh sát.

Tuy nhiên khi đó, bố của Lee đã bí mật gọi điện báo cảnh sát. Ngay lập tức, cơ quan chức năng cử người đến gắn thiết bị nghe lén vào điện thoại của gia đình để xác định vị trí cũng như danh tính của tên tội phạm. Dựa vào giọng nói có thể xác định tên này khoảng 30 tuổi và sử dụng điện thoại trong ô tô để gọi điện tống tiền. Trong lúc gọi điện, kẻ bắt cóc liên tục di chuyển nhằm đề phòng cảnh sát có thể xác định được vị trí.

Bức ảnh nạn nhân và đăng tin tìm kiếm.
Bức ảnh nạn nhân và đăng tin tìm kiếm. 

Ở cuộc gọi đầu tiên, kẻ bắt cóc gian xảo đã giả vờ nói rằng: “Cảnh sát quận Seocho đây, xin vui lòng chuyển máy cho cảnh sát ở đó?”, để xác minh xem gia đình đã báo cảnh sát hay chưa. May thay, mẹ của Lee nhanh trí đáp lại: “Đây là nhà riêng của tôi, làm gì có cảnh sát gì ở đây”. Có lẽ bà đã lừa được bọn bắt cóc, nhưng vấn đề là tại sao chúng lại gọi cuộc điện thoại này? Cảnh sát cho rằng chúng muốn thăm dò xem nhà Lee có báo cảnh sát hay không. Cú điện thoại này cũng giúp cảnh sát nhận ra bọn bắt cóc cậu bé là một nhóm người, chúng đã lên kế hoạch chu đáo cho mọi tình huống, ngoài ra còn rất thông minh.

Đến chiều hôm đó, điện thoại nhà Lee lại vang lên, lần này kẻ xấu trực tiếp yêu cầu ông Lee mang 200 triệu won đến bãi đỗ xe số 2 của ga sân bay quốc tế Gimpo, Seoul. Nhận được tin, ông Lee vội vàng gom tiền đi đến điểm hẹn, cảnh sát cử một người núp vào cốp xe để theo dõi, những người còn lại thì âm thầm đi theo sau.

Khi đến bãi đỗ xe, ông chớp đèn xe hai lần để ra hiệu, lập tức một số lạ gọi vào điện thoại, hỏi ông tại sao lại có người ngồi đằng sau xe, người đó là ai, có phải cảnh sát không? Sau khi ông Lee phủ nhận, bọn bắt cóc yêu cầu ông chạy đến tòa thị chính Seoul, đến nơi chúng lại bắt ông chạy đến rạp chiếu phim, rồi lại bảo ông ghé vào tiệm bánh mì gần đó ngồi chờ, nhưng tới tận khi tiệm bánh đóng cửa chúng vẫn không gọi lại.

Mãi tới gần giữa khuya, khi ông Lee lên xe chuẩn bị về nhà thì bọn chúng lại gọi yêu cầu ông chạy tới một địa điểm khác. Trong suốt thời gian ông Lee chạy lòng vòng khắp nơi, cảnh sát vẫn không xác định được vị trí hay bất kỳ dấu vết nào của đối tượng.

Trong lúc ông Lee đang chờ trong tiệm bánh mì thì ở nhà bà Lee đã nhận được cuộc gọi của bọn bắt cóc, chúng truy hỏi vì sao lại thấy có cảnh sát mặc thường phục đi theo ông Lee đến điểm hẹn. Bà Lee đã nhanh chóng phản ứng bảo đó không phải là cảnh sát mà là người thân trong gia đình, nghe vậy chúng lập tức cúp điện thoại.

Nghi phạm họ Yoon.
Nghi phạm họ Yoon. 

Đến ngày 1/2, chúng lại tiếp tục gọi điện đến, yêu cầu ông Lee mang tiền chuộc đến bãi đỗ xe số 2 của ga sân bay quốc tế Gimpo, Seoul, nhưng lần này ông ở đó đợi cả ngày vẫn không nhận được cuộc gọi khác của bọn chúng. Nửa đêm cùng ngày, khi ông vừa về nhà thì kẻ xấu lại gọi đến, bảo ông mang theo tiền chuộc đến trước tòa nhà Kyobo vào lúc 2h sáng, sau đó bỏ tiền trong xe rồi đi về.

Lần này ông Lee không đi mà đổi thành bà Lee đi, sau khi đến địa điểm và làm theo lời chúng, bà không đi ngay mà núp vào một góc bí mật cùng với cảnh sát để theo dõi. Khoảng 1 tiếng sau, họ thấy một kẻ khả nghi thường xuyên nhìn về phía xe của mình, bà Lee yêu cầu cảnh sát lại điều tra, nhưng cảnh sát do dự không chịu bước tới, cuối cùng kẻ khả nghi này đã nghênh ngang bỏ đi trước con mắt của hàng chục cảnh sát.

Ngày 5/2 (ngày thứ 7 sau khi Lee Hyung-ho bị biến mất), ông Lee lại nhận được điện thoại từ bọn bắt cóc, lần này chúng nói mình đã để một tờ giấy ở địa điểm cụ thể, yêu cầu ông Lee đến đó và làm theo yêu cầu trên giấy.

Ông Lee đến địa điểm chỉ định, thấy tờ giấy viết 2 tài khoản ngân hàng, một của Hanil Bank (chủ tài khoản tên Yoon Hyun-soo), một của ngân hàng Thương Mại (tên chủ tài khoản là Kim Joo-sun), kèm theo lời nhắn bảo ông gửi vào mỗi tài khoản trên 20 triệu won.

Cảnh sát không tìm thấy dấu vân tay hay bất kì manh mối nào trên tờ giấy nhắn nên đành phải đến ngân hàng điều tra chủ tài khoản. Tuy nhiên lúc này ngân hàng chưa sử dụng chế độ chứng thực họ tên thật, cũng không trang bị camera theo dõi, manh mối này đến đây xem như cắt đứt. 

Ông Lee cũng chỉ chuyển 20 triệu won vào một trong hai tài khoản trên. Đến ngày 13/2, bọn cướp lại gọi điện tới hỏi ông Lee đã chuyển khoản chưa, ông Lee đáp đã chuyển rồi, bọn chúng không truy hỏi tại sao lại chỉ chuyển vào một tài khoản, mà chỉ yêu cầu ông vào 20h tối mang theo 50 triệu đến dưới chân cầu Seoul, tìm một tờ giấy đặt sẵn ở đó rồi làm theo nội dung trên giấy.

Lúc này ông Lee nói mình muốn nghe giọng con trai để xác nhận cậu bé vẫn an toàn, bọn bắt cóc đã từ chối và dọa rằng nếu không muốn cậu bé chết thì cứ ngoan ngoãn làm theo lời chúng. Lần này ông Lee không làm theo lời dặn của bọn bắt cóc mà chỉ mang theo 10 triệu won tiền thật, bỏ vào địa điểm chỉ định rồi bỏ đi. Cảnh sát đã sắp xếp rất nhiều người chung quanh địa điểm này với hy vọng bắt được kẻ bắt cóc. Đến khoảng 22h10 đêm đó, một chiếc xe hơi chạy đến địa điểm chỉ định, chiếc xe này chỉ dừng lại khoảng vài giây để lấy túi tiền, rồi chạy vụt đi ngay trước sự ngỡ ngàng của cảnh sát.

Đến khoảng 1h sáng, chúng gọi điện tới nói biết ông không muốn con mình quay về, nên chúng sẽ không truy cứu túi tiền giả này và cũng cảm ơn vì ông Lee đã không báo cảnh sát.

Sau một thời gian dài không nhận được điện thoại của bọn bắt cóc, cũng không tìm được thêm manh mối nào mới, cảnh sát quyết định tập trung điều tra vào tài khoản mà ông Lee đã chuyển 20 triệu vào. Bởi vì chắc chắn chúng sẽ phải rút số tiền này ra, nên họ yêu cầu ngân hàng đóng băng tài khoản khả nghi, chờ đối tượng tự sa vào lưới.

Nhưng ngân hàng này có hơn 50 chi nhánh trên khắp cả nước, cảnh sát không thể theo dõi toàn bộ, họ chỉ có thể chọn vài nơi họ đoán đối tượng có khả năng xuất hiện nhất. Song phía ngân hàng dường như không ý thức được vấn đề nghiêm trọng thế nào, họ chỉ để một dòng cảnh báo “cần phải chú ý” trên tài khoản này, mà không nói rõ là cần chú ý chuyện gì. 

Vì thế, khi một người đàn ông vào chi nhánh ngân hàng Sangye rút tiền, nhân viên nhìn thấy dòng “cần phải chú ý”, nên chỉ báo lại rằng “tài khoản của quý khách đã bị đóng băng, không thể rút tiền”. Người đàn ông nghe vậy lập tức cầm sổ rời khỏi ngân hàng. Sau khi nhận được tin báo cảnh sát đã lập tức đến chi nhánh ngân hàng tiến hành điều tra, tiếc rằng nơi này không lắp camera, nhân viên cũng chỉ có thể miêu tả một cách mơ hồ khuôn mặt của người này. 

Ngày 14/2/1991, cảm thấy cách này không khả thi, tên tội phạm chuyển sang phương thức nhận tiền khác. Bọn bắt cóc ra lệnh cho gia đình Lee đem theo tiền mặt 70 triệu won (tương đương hơn 973 triệu đồng lúc bấy giờ), đi xuống phía dưới gầm cầu Seoul để lấy thông tin về nơi giao tiền. Ở mỗi cuộc gọi, tên này không quên đe dọa gia đình nạn nhân không được báo cảnh sát nếu như muốn người thân của mình toàn mạng trở về.

Bố của Lee di chuyển đến địa điểm tiếp theo là con đường gần cầu Yanghwa, sau khi đi loanh quanh vài vòng thì tìm thấy chiếc hộp thiếc được đề cập trong giấy ghi chú. Theo như bàn bạc với phía cảnh sát, bố của Lee chỉ đặt 100 nghìn won (gần 2 triệu đồng) tiền thật phía trên đống tiền giả bọc cẩn thận bằng giấy báo rồi cho vào bên trong hộp thiếc, bởi ai cũng cho rằng tên tội phạm lần này sẽ sa lưới.

Không may lúc đó, lực lượng cảnh sát lại gặp vấn đề trong việc xác định vị trí của chiếc hộp bởi họ sợ rằng tên tội phạm sẽ phát hiện nên không thể theo sát bố của Lee. Lợi dụng sơ hở cảnh sát loay hoay trao đổi thông tin qua bộ đàm, tên tội phạm đã đi đến lấy chiếc hộp thiếc đi và biến mất không dấu vết. Trước đây, cảnh sát cho rằng từ đầu đến cuối chỉ có 1 kẻ bắt cóc nhưng có vẻ như kẻ này có thêm 1 đồng phạm. Tên này đảm nhận nhiệm vụ lái xe và chờ sẵn để đón tên tội phạm trước khi cùng nhau tẩu thoát.

Tối ngày hôm đó, gia đình Lee nhận được cuộc gọi của kẻ bắt cóc. “Công nhận ông trộn nhiều tiền giả vào thật đấy. Giờ thì tôi đã biết ông không có ý định đón con trai trở về. Nhưng mà cũng cảm ơn gia đình vì đã không báo cảnh sát nhé”, tên tội phạm nói trong cuộc gọi cuối cùng và từ đó không bao giờ liên lạc nữa.

Cậu bé xấu số “một đi không trở về”

Cuối cùng, 27 ngày sau đó, cảnh sát tìm thấy thi thể của bé Lee cách cầu Jamsil 1,5 km về phía Tây. Lúc được tìm thấy, miệng mũi thi thể bị bịt kín bằng băng keo đen, hai tay hai chân bị trói bằng dây ni-lông, nguyên nhân cái chết là nghẹt thở, quần áo trên người cậu bé là quần áo mặc lúc mất tích, chỉ có đôi giày là khác.

Khám nghiệm tử thi tìm thấy trong miệng nạn nhân thức ăn em đã ăn tại nhà bạn vào đúng ngày hôm bắt cóc. Chi tiết này khiến cảnh sát tin rằng Lee đã bị giết chết vào hôm đó, trước khi kẻ thủ ác gọi điện tống tiền bố mẹ em. Nguyên nhân cái chết được xác định là do ngạt thở. Không thể phủ nhận cảnh sát chịu phần trách nhiệm lớn trong việc để thoát hung thủ và bỏ tiền giả vào hộp thiếc để làm mất dấu chúng.

Không chỉ vậy, thi thể cậu bé còn bị bỏ trong tủ đông một thời gian dài rồi mới bị quăng xuống sông. Rất có thể cậu bé đã bị bọn bắt cóc giết và bỏ trong tủ đông, sau đó vì biết ông Lee đã báo cảnh sát nên chúng quăng xác xuống sông để phi tang. Nguyên nhân cái chết được xác định là do ngạt thở. 

Ngày 15/3, tức 46 ngày sau khi mất tích, tang lễ của cậu bé Lee Hyung-ho đã được cử hành với sự hiện diễn của rất nhiều người thân, bạn bè cũng như các quan chức từng tham gia điều tra.

Đến nước này, cơ quan chức năng mới mở cuộc điều tra công khai, quyết tìm ra kẻ thủ ác. Bằng chứng trong tay cảnh sát chỉ có giọng nói qua điện thoại được tin rằng là thuộc về một người họ Lee cùng một nghi phạm họ Yoon sở hữu tài khoản ở ngân hàng Hanil. Nhưng sau khi bị cảnh sát triệu tập, cả 2 đều phủ nhận bản thân có liên quan đến vụ án và đưa ra bằng chứng ngoại phạm. Đến tận ngày hôm nay, danh tính của kẻ thủ ác vẫn mãi là ẩn số. Vụ án này buộc phải khép lại khi hết hạn điều tra vào năm 2016. 

Sau đó, cảnh sát từng dựa theo miêu tả của nhiều người, vẽ lại chân dung của người đàn ông kia, sau đó in hơn 280.000 bản dán khắp cả nước trong suốt 15 năm, thậm chí còn treo giải thưởng lên đến 1 triệu won để tìm kiếm manh mối, nhưng vẫn không có bất kì tin tức gì.

Vụ án Lee Hyung Ho đã gây chấn động dư luận Hàn Quốc khi ấy. Dư luận căm phẫn trước sự tàn độc của lũ bắt cóc, đồng thời bức xúc trước sự kém cỏi của lực lượng chức năng. Một năm sau ngày Lee Hyung Ho bị bắt cóc, cơ quan điều tra đã điều động tới 9.784 cảnh sát tham gia, đưa hơn 420 người vào diện tình nghi trọng điểm, thu thập hơn 740 bản ghi âm giọng nói, điều tra hơn 28.000 đối tượng khả nghi, nhưng vẫn không có bất kì tin tức gì.

Ngày 29/1/2016, vụ án Lee Hyung Ho chính thức hết thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự. Đến nay, vụ án đã kết thúc được 29 năm, nỗi đau của gia đình nạn nhân không một lời nào có thể diễn tả được. Còn những kẻ thủ ác - chúng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và thoải mái tiêu xài số tiền lấy từ gia đình nhà Lee.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.