Vụ bác sĩ ném xác: Vì sao Nguyễn Mạnh Tường thoát tội chủ mưu?

Vụ bác sĩ ném xác: Vì sao Nguyễn Mạnh Tường thoát tội chủ mưu?
(PLO) - Vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chủ cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết khách hàng rồi ném xác phi tang gây rúng động dư luận, lại tiếp tục “dậy sóng” khi bản cáo trạng mới ban hành cho rằng người chủ mưu ném xác nạn nhân là bảo vệ Đào Quang Khánh. 
Trả giá cho lời buột miệng  
Theo cáo trạng số 110/ VKS-P1A ngày 18/2/2014 của VKSND TP Hà Nội, Bị can Tường bị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” và tội “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”. Khánh bị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và tội “Trộm cắp tài sản”. 
Đối với tội “ Xâm phạm thi thể, mồ mả hài cốt”, CQĐT xác định Khánh là kẻ chủ mưu. Việc quy kết này được lý giải trong cáo trạng như sau: Sau khi Tường chở xác nạn nhân đến cổng Bệnh viện Bưu điện cơ sở 1 (49 Trần Điền, Hoàng Mai, Hà Nội), một phần vì thấy quá đông người qua lại, một phần vì thấy xác chị Huyền đã bị cứng nên Tường không dám đưa xác vào trong bệnh viện. 
Trong lúc đang chần chừ, lưỡng lự thì chính Khánh đã nói với Tường rằng, không đưa xác nạn nhân vào bệnh viện nữa mà đem ném xuống sông. Tường đã đồng ý và lái xe ô tô chở xác chị Huyền, còn Khánh đi xe máy của chị Huyền chở theo vợ bác sĩ Tường đi sau.
Tường chở xác nạn nhân theo cung đường Trần Khát Chân – Kim Ngưu – Lạc Trung – Minh Khai – cầu Vĩnh Tuy. Đến đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) thì Khánh vượt lên ngang với xe ô tô của Tường, ra hiệu dừng xe lại, bỏ lại xe máy và túi xách của nạn nhân ở vỉa hè rồi cùng vợ Tường lên xe ô tô.
Trong thời gian ngồi trên xe, người vợ đã nhiều lần khuyên can không được vứt xác chị Huyền nhưng Tường không nghe, tiếp tục lái xe ra quốc lộ 5 lên cầu Thanh Trì, đến gần cột đèn số 44 thì dừng lại. Thấy đường vắng, không có người và xe qua lại, Tường và Khánh đã khiêng xác nạn nhân ra khỏi xe ô tô, đi qua dải phân cách giữa ô tô và xe máy, bê xác qua lan can cầu thả xuống sông Hồng.  
Chính chi tiết buột miệng gợi ý Tường không đem xác chị Huyền vào bệnh viện mà ném xuống sông đã khiến Khánh bị xác định là chủ mưu vụ án. 
Không phù hợp với tâm lý tội phạm? 
Đánh giá việc cáo trạng cho rằng Khánh là kẻ chủ mưu, Luật sư Đặng Xuân Cường, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng kết luận này không phù hợp với tâm lý tội phạm.
Đặt trong mối quan hệ nhân quả, hành vi vi phạm các quy định về khám chữa bệnh là "nhân", còn hành vi ném xác nạn nhân là "quả". Khánh chỉ là nhân viên bảo vệ của Thẩm mỹ viện Cát Tường, không có chuyên môn nên không thể tham gia vào việc khám chữa bệnh. 
Trong khi, Tường là một bác sĩ có trình độ chuyên môn, trình độ học vấn cao, đã hơn 40 năm tuổi đời, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết xã hội…  hơn hẳn Khánh mới học hết lớp 6. Do vậy, khó xảy ra khả năng Tường để Khánh chủ mưu rồi thực hiện theo lời xúi giục của Khánh. 
“Khó có thể chấp nhận được một bản kết luận điều tra, một bản cáo trạng hay một bản án cho rằng anh bảo vệ là người chủ mưu trong vụ án này”, Luật sư Cường nhấn mạnh.
Một ý kiến khác lại cho rằng cơ quan tố tụng đã truy tố đúng người, đúng tội, đúng vai trò của Khánh. Việc vô tình buột miệng nói trong nhiều trường hợp sẽ trở thành kẻ chủ mưu, xúi giục người khác. 
“Lấy ví dụ, một đám thanh niên đang hung hăng vì mâu thuẫn nhau, bỗng có đối tượng  hô “đánh chết nó đi” khiến cả bọn nhảy vào đánh, chém thì đối tượng hô đó sẽ bị truy tố là kẻ cầm đầu, nếu đồng bọn đáng chỉ bị 3 năm thì kẻ cầm đầu phải chịu tới 7 năm. 
Thế nhưng, khi điều tra không chỉ căn cứ vào lời khai các bên mà còn phải căn cứ vào chứng cứ khác để xác định sự thật khách quan vụ án, xem ai là chủ mưu”,  luật sư Nguyễn Đình Khỏe, Đoàn Luật sư Hà Nội, phân tích. 
Dự kiến, vụ án sẽ được TAND TP.Hà Nội đưa ra xử trong tháng 4/2014 tới đây. Theo quy định, sau khi nhận hồ sơ do VKS chuyển sang, Tòa án sẽ nghiên cứu hồ sơ, nếu nhận thấy việc đánh giá vai trò của các bị can tham gia vụ án là chưa thỏa đáng, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thể xem xét để trả lại hồ sơ cho VKS.
VKS lại yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung. Trong trường hợp VKS vẫn giữ nguyên nội dung cáo trạng thì nhiệm vụ làm rõ các uẩn khúc là thuộc về HĐXX.
Về phía gia đình bị can, nếu nhận thấy kết luận điều tra, cáo trạng không khách quan, có thể trực tiếp hoặc nhờ các luật sư viết đơn đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (người sẽ bào chữa cho bị cáo Khánh), gia đình và luật sư không làm đơn khiếu nại mà sẽ làm rõ mọi thắc mắc tại phiên tòa sắp tới. Với nhiều chứng cứ đã có, luật sư  sẽ làm rõ vai trò của thân chủ mình trong việc ném xác phi tang./.

Tin cùng chuyên mục

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?

Đừng dại bán xe không khai báo

Phương tiện đã bán chưa sang tên đổi chủ gây tai nạn giao thông, việc thông báo chuyển nhượng giúp tránh trách nhiệm liên đới của người bán xe.
(PLO) - Từ ngày 1/6, khi bán hoặc cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan đã cấp đăng ký xe để theo dõi, nếu không sẽ bị liên đới và xử lý hành chính khi chiếc xe đã chuyển quyền sử dụng gây tai nạn... 

Từ 1/6 tới, xe máy điện cũng phải đăng ký

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Thông  tư số 15/2014/TT-BCA khẳng định, từ ngày 1/6 tới, xe máy điện phải đăng ký mới được phép lưu thông. Thế nhưng, nhiều cửa hàng không biết gì về quy định này. Còn khách không mấy người biết loại xe mình mua là xe máy điện hay xe đạp điện. 

Quy trình giám định nghi can hiếp dâm

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử bị cáo về tội danh gì thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi và phạm tội gì. Công việc giám định pháp y đối với các tội xâm hại tình dục đã không còn là “bí mật” nếu hiểu về nội dung Thông tư 47/2013/TT-BYT.

Pháp luật "xây hành lang" cho “oshin”

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Năm 1994, bộ phim “Oshin” kể về chuyện đời cơ cực của một người giúp việc nhà được chiếu tại Việt Nam đã tạo nên một “từ vay mượn” mới. Câu chuyện người giúp việc cùng những rắc rối pháp lý nảy sinh trên thực tế do không có luật điều chỉnh cụ thể đã tròn 20 năm. 

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài
(PLO) - Quá quen thuộc đến nhàm chán với những cuộc chơi bời trong nước, anh Nguyễn D. (29 tuổi, trú tại TP.Hồ Chí Minh) rủ đám bạn ra nước ngoài “xả xui” trong các sòng bài, rồi sà vào “phố đèn đỏ” vui vẻ cùng em út. 

Hoang báo mất 900 triệu trên máy bay, nữ khách có phải hầu tòa?

Tung tin bị đánh thuốc mê trên máy bay gây ảnh hưởng lớn tới ngành hàng không. (Hình chỉ mang tính minh họa - Internet)
(PLO) - Ngày 8/4, chuyến bay từ Vinh đi TP.HCM của hãng hàng không Jetstar Pacific đã thu hút sự chú ý bởi thông tin một nữ hành khách khai báo bị chuốc thuốc mê đánh cướp 900 triệu. Sau khi xác minh đây chỉ là “chiêu bài”, liệu nữ khách này có phải hầu tòa như nhiều người từng thích “làm trò” trên máy bay?

Vụ Dương Chí Dũng: bị cáo chối tội, gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả, xử lý thế nào

Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Cho đến nay, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chưa thay đổi nội dung kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô tài sản”, nghĩa là các bị cáo này vẫn cho rằng họ bị kết án tử hình oan. Trong khi các bị cáo vẫn đang tiếp tục kêu oan thì gia đình họ lại tự nguyện nộp tiền để khắc phục một phần hậu quả với mong muốn các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ mới. Trường hợp này Tòa án sẽ xem xét, cân nhắc thế nào?