Vụ bác sĩ 'kẹp' TPCN vào đơn thuốc: Bệnh viện Da liễu Trung ương lên tiếng

PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương (bên trái) cung cấp thông tin báo chí vào trưa 18/9.
PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương (bên trái) cung cấp thông tin báo chí vào trưa 18/9.
(PLVN) - Ngày 18/9, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã thông tin chính thức liên quan đến việc báo chí phản ánh vấn đề kê phiếu tư vấn bên cạnh đơn thuốc cho bệnh nhân.

Theo phản ánh trước đó trên một số tờ báo, mỗi bệnh nhân khi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương đều được bác sĩ cẩn thận ghim lại một phiếu tư vấn phía sau đơn thuốc điều trị mà không hề giải thích hay tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân, khiến người bệnh "nhầm lẫn" giữa thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN). Đặc biệt những người đến thăm khám thì họ “không hề biết về phiếu tư vấn" này. Báo chí cũng phản ánh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương còn tồn tại cả đơn thuốc được bác sĩ viết tay.

Liên quan đến những thông tin trên, PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cho biết, ngày 2/5/2016, Bệnh viện đã có quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, thực hiện theo Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29/2/2016 của Bộ Y tế. Theo quy định, bác sĩ không được kê thực phẩm chức năng và mỹ phẩm vào đơn thuốc.

Tuy nhiên, do đặc thù của chuyên ngành da liễu, việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm... rất quan trọng trong việc phối hợp điều trị và phòng ngừa các đợt tái phát, bùng phát bệnh và đã được đưa vào phác đồ hướng dẫn điều trị nhiều bệnh da liễu như: bệnh viêm da cơ địa, vảy nến, á vảy nến, viêm da dầu, các bệnh lý về móng và tóc...

“Hiện tại các sản phẩm này được xếp vào danh mục mỹ phẩm theo quy định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vì vậy, bác sĩ có thể kê các sản phẩm này cho người bệnh. Tuy nhiên các sản phẩm này không được đưa vào Đơn thuốc mà phải chuyển sang Phiếu tư vấn, đồng thời bác sĩ có giải thích, tư vấn cho người bệnh về tác dụng của các sản phẩm hỗ trợ trong điều trị”, PGS.TS Lê Hữu Doanh cho biết.

Phiếu tư vấn cho bệnh nhân có thông báo chi tiết hướng dẫn người bệnh trong việc điều trị.
 Phiếu tư vấn cho bệnh nhân có thông báo chi tiết hướng dẫn người bệnh trong việc điều trị.

Ngoài ra, việc kê TPCN được quy định và cũng được thực hiện theo quy định của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế như: các vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng... có tác dụng hỗ trợ điều trị cũng phải thực hiện đúng nguyên tắc không đưa vào đơn thuốc mà đưa vào phiếu tư vấn; đồng thời tư vấn cho người bệnh về tác dụng của các sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị.

“Để minh bạch trong việc kê đơn thuốc và thực phẩm chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Bệnh viện quy định kê đơn thuốc và thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm tách riêng biệt thành 2 phiếu. Bệnh viện cũng thông báo chi tiết ở mặt sau các phiếu tư vấn, khuyến cáo người bệnh “cần đọc kỹ phiếu tư vấn và hỏi bác sĩ nếu chưa hiểu về tác dụng của các sản phẩm để yên tâm và đảm bảo hiệu quả điều trị”, ông Doanh nhấn mạnh.

Bệnh nhân chờ lấy thuốc tại quầy thuốc của Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Bệnh nhân chờ lấy thuốc tại quầy thuốc của Bệnh viện Da liễu Trung ương. 

Mặt khác, liên quan đến thông tin một số đơn vị báo chí phản ánh về việc bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương kê đơn thuốc viết tay cho bệnh nhân, PGS.TS Lê Hữu Doanh trả lời: “Về nguyên tắc bệnh viện đã yêu cầu tất cả các bác sĩ không kê đơn bằng tay, và kê đơn như vậy là việc làm hoàn toàn sai. Bởi khi bệnh nhân đến viện thăm khám, bắt buộc bệnh nhân phải kê khai thông tin cá nhân và có mã số của bệnh viện vì vậy, tất cả các đơn thuốc của bệnh viện đều phải được in ấn chứ không được viết tay”.

Đồng thời PGS.TS Lê Hữu Doanh cũng cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin phản ánh, bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ giải trình sự việc và bệnh viện đã áp dụng theo quy định xử phạt bác sĩ kê đơn thuốc không đúng theo quy trình của bệnh viện.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.