Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bộ Công an kiến nghị về 'lỗ hổng' pháp lý trong phát hành trái phiếu

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên sơ thẩm giai đoạn 1.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên sơ thẩm giai đoạn 1.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, Cơ quan CSĐT (C03) - Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra giai đoạn 2 (KLĐT) vụ án xảy ra tại Cty Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và nhiều DN liên quan, đề nghị truy tố 34 người về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong KLĐT, C03 đã làm rõ vai trò, trách nhiệm một số cơ quan quản lý, đơn vị liên quan, đồng thời nêu một số kiến nghị liên quan kiểm soát việc thành lập quản lý DN.

Một số quy định về trái phiếu còn chưa chặt chẽ

Theo KLĐT, trong vụ án này, Chủ tịch Cty Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và các đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư thông qua việc phát hành 25 gói trái phiếu “khống” không có tài sản bảo đảm, mất khả năng thanh toán.

C03 xác định, 4 Cty thuộc Vạn Thịnh Phát đứng ra phát hành trái phiếu theo chủ trương của Lan không phải Cty đại chúng; nên không thuộc phạm vi quản lý, giám sát, thanh tra, chấp thuận cho phép phát hành trái phiếu của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Các văn bản pháp luật không có quy định nào buộc 2 đơn vị trên hay cơ quan quản lý nhà nước nào khác có trách nhiệm phải quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu DN riêng lẻ và sử dụng tiền huy động đúng mục đích phát hành. “Chưa có thông tin, tài liệu, chứng cứ thể hiện sự thông đồng, móc ngoặc, bảo kê hoặc biết sai phạm nhưng bỏ mặc cho 4 Cty trên phát hành trái phiếu trái pháp luật của UBCKNN và HNX”, KLĐT nêu.

Theo KLĐT, các quy định pháp luật về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hành trái phiếu gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBCKNN, HNX còn chưa chặt chẽ, quy định chung chung, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau; chưa cụ thể về kiểm tra, giám sát quá trình tạo lập trái phiếu và việc sử dụng tiền bán trái phiếu đúng mục đích phát hành.

C03 xác định, đến nay chưa có căn cứ xem xét trách nhiệm với các cá nhân, tổ chức thuộc UBCKNN và HNX trong việc phát hành trái phiếu DN riêng lẻ của 4 Cty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra.

Quá trình điều tra, CQĐT nhận được hàng ngàn đơn thư của các trái chủ sở hữu trái phiếu các Cty thuộc Vạn Thịnh Phát với nội dung tố giác TVSI, SCB và các nhân viên kinh doanh SCB có hành vi gian dối, lừa đảo, dẫn dụ khách hàng mua trái phiếu hoặc chuyển từ gửi tiết kiệm tại SCB sang ký kết hợp đồng mua trái phiếu với Cty Chứng khoán TVSI.

Trái chủ cho rằng nhân viên không giới thiệu rõ cho khách hiểu về sản phẩm trái phiếu mà nói với khách hàng đây là một hình thức tiết kiệm linh hoạt, lãi suất cao, tính thanh khoản cao, được SCB bảo lãnh thanh toán. Không cho khách hàng xem trước hợp đồng mua bán trái phiếu mà hướng dẫn khách hàng chuyển tiền vào tài khoản Cty Chứng khoán TVSI rồi sau vài tuần mới trả hợp đồng cho khách hàng ký...

Kết quả điều tra xác định, theo Nghị định 163/2018/NĐ-CP thì tổ chức tư vấn phát hành, bảo lãnh, lưu ký trái phiếu chỉ thực hiện việc tư vấn phát hành và các nghiệp vụ phát sinh theo hợp đồng. Do đó, TVSI không có thẩm quyền trách nhiệm phải kiểm tra, giám sát về tình hình tài chính, mục đích phát hành, việc sử dụng tiền huy động vốn từ trái phiếu cũng như những vấn đề nội bộ của DN phát hành trái phiếu.

Với SCB, qua kiểm tra nội dung tài liệu tập huấn, cũng như các kế hoạch, chương trình triển khai công tác tư vấn, bán hàng của SCB; cho thấy nội dung tài liệu tập huấn, tư vấn là đúng quy định pháp luật, chưa thấy có dấu hiệu của việc tư vấn, đào tạo những nội dung sai sự thật nhằm lừa đảo, dẫn dụ khách hàng mua trái phiếu để chiếm đoạt.

Cần sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển tiền quốc tế

Tại KLĐT, Bộ Công an kiến nghị Bộ Tài chính, UBCKNN và các cơ quan thẩm quyền tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan phát hành trái phiếu DN, bảo đảm chặt chẽ về các điều kiện phát hành trái phiếu, có biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn huy động và nguồn lực bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của các tổ chức phát hành.

Trong vụ án này, theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, các đối tượng liên quan tại Vạn Thịnh Phát và SCB vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD qua biên giới. Các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện, đáng lẽ bị hệ thống tự động khóa. Tuy nhiên, các đối tượng có thẩm quyền ở SCB vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.

Vì vậy, Bộ Công an kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực chuyển tiền quốc tế, bảo đảm chặt chẽ về các điều kiện chuyển tiền, có biện pháp kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chuyển tiền quốc tế.

Theo kết quả điều tra, Lan đã chỉ đạo thành lập nhiều Cty “ma” sử dụng cho các mục đích riêng, tạo thành “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát. Tính đến tháng 10/2022, Vạn Thịnh Phát có tới 1.460 Cty (gồm 46 Cty nước ngoài) và gần 1.800 người để đứng tên DN, đứng tên các khoản vay.

C03 kiến nghị Bộ KH&ĐT, Tài chính tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật bảo đảm chặt chẽ về các điều kiện thành lập DN. Đồng thời, bổ sung các biện pháp kiểm soát việc thành lập, quản lý DN; không để hiện tượng thành lập DN tràn lan nhưng không hoạt động thực tế, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng phục vụ cho các hoạt động phạm tội.

Đọc thêm

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…