Vụ án sai phạm tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Các nhà thầu phải bồi thường?

Đại diện VKS.
Đại diện VKS.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 22/10, phiên tòa xét xử 22 bị cáo trong vụ án sai phạm tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi giai đoạn 2 tiếp tục diễn ra. Trong phần này, VKS đã đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư (LS), bị cáo…

Đối đáp lại quan điểm của các LS và bị cáo cho rằng một hành vi nhưng bị xử lý hai lần, đại diện VKS cho rằng nhận định này là không đúng. Với 6 bị cáo bị xét xử trong giai đoạn 1, theo kiểm sát viên (KSV), hành vi bị xét xử lần này chỉ cùng phương thức thực hiện hành vi phạm tội chứ không thể xét là cùng một hành vi mà bị xét xử 2 lần. Do đó, việc các bị cáo bị truy tố, xét xử lần này là không vi phạm quy định một hành vi bị xét xử 2 lần, như LS và bị cáo nêu.

Về quan điểm của LS cho rằng ITSTS (Phân viện KHCN GTVT phía Nam) không có chức năng giám định, giám định viên (GĐV) không đảm bảo quy định pháp luật, nội dung giám định không đầy đủ theo quyết định trưng cầu của Cơ quan CSĐT…, VKS khẳng định TSTS có chức năng giám định, GĐV có đầy đủ điều kiện giám định tư pháp do đó việc ban hành quyết định giám định tư pháp là có căn cứ đúng pháp luật.

KSV dẫn chứng Quyết định 4305 năm 2015 của Bộ GTVT. Theo Quyết định này thì ITST là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực GTVT. Và theo Quyết định 3892 của Bộ trưởng Bộ GTVT, bổ sung danh sách các cá nhân tổ chức GĐV tư pháp theo vụ việc, kèm theo phụ lục có tên ba GĐV trong vụ án này.

Sau đó, KSV khẳng định Cơ quan CSĐT có quyết định trưng cầu giám định tới ITSTS và 3 GĐV là đúng thẩm quyền. ITSTS ra kết luận giám định theo quyết định trưng cầu này là hoàn toàn có căn cứ pháp lý đúng luật, do vậy nội dung kết luận là có căn cứ, đúng pháp luật.

Các bị cáo tại tòa.

Các bị cáo tại tòa.

Đối với ý kiến cho rằng phương pháp giám định không đảm bảo khách quan, chính xác, kiểm sát viên nói, tại tòa, HĐXX, các LS và VKS đã hỏi GĐV. GĐV đã trả lời là sử dụng phương pháp tổng hợp bao gồm cả quan sát bằng mắt thường, phương pháp phá hủy và không phá hủy.

Quá trình đối đáp, đại diện VKS cho biết bản thân ông đi làm rất nhiều trên tuyến đường này nên thấy mặt đường luôn có chỗ được trát mới, thể hiện nhà thầu thi công phải sửa chữa hiện tượng bong tróc mặt đường nhựa. KSV cũng nêu về hiện tượng lún vệt bánh xe, xe sau đi theo xe trước, cứ như vậy tạo lên vệt lún rất sâu.

Đại diện VKS nói thời gian của dự án là 20 năm, khi mới đưa vào sử dụng đã xảy ra điểm hư hỏng trên mặt đường, đã được dư luận xã hội phản ánh, báo chí đã nói rất nhiều về thi công, nghiệm thu con đường có nhiều vấn đề. “Giai đoạn 1 có 388 điểm phỏng (bong tróc trong mặt đường), giai đoạn 2 có 162 điểm phỏng. Chủ đầu tư đều thông báo đến nhà thầu, nhà thầu đã nhận được, xác nhận và sửa chữa, không thể nói trước phiên tòa là chúng tôi không biết gì về hư hỏng”, đại diện VKS nói.

Về trách nhiệm dân sự, vụ án được xác định có hậu quả đặc biệt lớn, trên 460 tỷ đồng. Thiệt hại này được xác định do hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng trong quá trình tổ chức thi công, nghiệm thu không đúng quy định pháp luật, đã chứng minh mối quan hệ nhân quả hành vi thiệt hại. Theo chế tài luật hình sự, những người nào gây ra hậu quả thiệt hại thì phải bồi thường. Do đó các bị cáo phải liên đới bồi thường.

Các bị cáo là người của các nhà thầu. Chủ đầu tư và các nhà thầu có quan hệ hợp đồng thi công và chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu, cho cả khối lượng không đảm bảo chất lượng – được xác định là thiệt hại của vụ án. Theo dòng tiền thì nhà thầu đang sử dụng số tiền này cho nên các gói thầu mà người của nhà thầu phạm tội thì nhà thầu phải có trách nhiệm bồi thường cho VEC số tiền đó.

Đối với các bị cáo không thuộc nhà thầu, chủ đầu tư, Ban QLDA thì nhà thầu vẫn phải hoàn trả lại số tiền đã được thanh toán cho gói thầu đó cho chủ đầu tư. Nhà thầu có quyền yêu cầu các bị cáo trả lại số tiền mà nhà thầu đã trả cho chủ đầu tư./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần Thơ: Vụ án 'tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát'

Bản án 28/2024/DS-ST của TAND huyện Phong Điền. (Ảnh: M.Khang)
(PLVN) - TAND huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) mới ban hành Bản án 28/2024/DS-ST xét xử một vụ án tranh chấp “quyền đòi lại tài sản”. Đây được đánh giá là vụ án hi hữu, vì nguyên đơn (là người đàn ông ngụ quận Ninh Kiều) cho rằng số tiền gần 3 tỷ chuyển cho cô gái là cho vay không lãi. Trong khi đó, bị đơn (là cô gái ngụ huyện Phong Điền) cho rằng số tiền trên là tiền tặng cho để “mua xe BMW mừng sinh nhật”.

Lừa đảo để lấy tiền đánh bạc, lĩnh 12 năm tù

Bị cáo Trần Văn Sáng tại toà.
(PLVN) -  Ngày 26/6, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Trần Văn Sáng (SN 1985, trú phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời buộc bị cáo có trả lại cho bị hại số tiền trên 814 triệu đồng.

Ông Đỗ Hữu Ca xin được giảm án

TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên toà xét xử phúc thẩm hình sự bị cáo Trương Xuân Đước cùng đồng phạm.
(PLVN) -  Sáng 26/6, Toà án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án mua bán hoá đơn, đưa - nhận hối lộ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.

Thủ đoạn đòi nợ của băng nhóm cho vay lãi suất 2.000%/năm

Có 135 bị cáo trong vụ án. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Để đòi tiền khách vay, các bị cáo truy thu nợ theo từng món nợ xấu: Nhóm M1 (quá hạn từ 4 - 9 ngày), bị gọi điện chửi bới, lăng mạ, đe dọa…; nhóm M2 (quá hạn từ 10 - 17 ngày), bị đăng ảnh các tài khoản Facebook hoặc ghép ảnh khỏa thân, quan tài, làm tình, truy nã…; nhóm M3 (quá hạn từ 18 - 25 ngày), bị đăng ảnh cắt ghép lên các trang mạng xã hội, khu vực quanh nhà, bị đến nhà riêng để đe dọa…

Vụ án người phụ nữ tử vong trên bãi đá và nỗi ân hận của phạm nhân mang án chung thân

Phạm nhân Sầm Văn Thương hiện đang cải tạo tại trại giam Yên Hạ, C10 - Bộ Công an.
(PLVN) - Án phạt tù chung thân về tội “Giết người” đã khép lại “cánh cửa” mưu sinh để báo hiếu mẹ già, nuôi dạy con thơ của phạm nhân Sầm Văn Thương (SN 1987, hiện đang chấp hành án tại Trại giam Yên Hạ, C10 – Bộ Công an). Giờ đây, phải cải tạo trong trại giam để trả giá cho tội lỗi của mình, Thương ăn năn, hối tiếc. Nhìn về tương lai xa xôi, Thương mong rằng, ngày nào đó khi được trở về với xã hội thì mẹ hắn vẫn còn ở trên cõi đời này, con gái nhỏ được nuôi dạy đầy đủ, nên người…

Xét xử vụ Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị lừa 47 tỷ đồng

Ông Đỗ Anh Dũng đang chấp hành bản án tù trong vụ án liên quan trái phiếu xảy ra tại Cty Tân Hoàng Minh. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hôm nay, 21/6, TAND TP Hà Nội dự kiến đưa bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (SN 1972, một cựu cán bộ chức danh Vụ trưởng) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch kiêm TGĐ Cty Tân Hoàng Minh).

Gia Lai: 19 năm tù cho gã đàn ông "thú tính"

Gia Lai: 19 năm tù cho gã đàn ông "thú tính"
(PLVN) - Sáng 20/6, TAND tỉnh Gia Lai đưa vụ án “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” ra xét xử kín. Bị cáo là Rơ Châm Một trú tại huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Nạn nhân là cháu H (trú tại huyện Chư Păh) , thời điểm bị xâm hại nạn nhân mới 8 hơn tuổi.

Con đường lao lý của “Phát thanh viên” trong trại giam

Phạm nhân Nguyễn Thế Thắng đang cải tạo tại Phân trại số 03, trại giam Phú Sơn 4, C10 - Bộ Công an.
(PLVN) - Nhìn vào bản án 13 năm tù về tội “Giết người”, có những lúc phạm nhân Nguyễn Thế Thắng (SN 1992, hiện đang cải tạo tại Phân trại 03, trại giam Phú Sơn 4, C10 – Bộ Công an) chán nản, tiêu cực. Hơn 6 năm qua, nhờ vào sự động viên, giáo dục của các cán bộ quản giáo trại giam Phú Sơn 4 mà Thắng đã ăn năn, hối cải với tội lỗi đã gây ra trong quá khứ, để từ đó chấp hành cải tạo tốt mong được sớm trở về với gia đình, xã hội…

Cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức nhận thêm bản án 11 năm tù

Bị cáo Quân tại tòa. (Ảnh: Tiến Trần)
(PLVN) - Hôm qua (18/6), bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) bị TAND TP HCM tuyên phạt 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp với bản án trước, bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù.