Vụ án liên quan cựu Bí thư thị ủy Bến Cát (Bình Dương): Ông Nguyễn Hồng Khanh tiếp tục kêu oan

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương vừa ban hành Kết luận điều tra bổ sung 320/KLĐTBS-CSKT(P4) (KLĐTBS) tiếp tục đề nghị truy tố cựu Bí thư Thị ủy Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967), cho rằng ông Khanh đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Huy Hùng (Giám đốc Chi nhánh BIDV Tây Sài Gòn) và Nguyễn Quang Lộc (Phó Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 1), về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” trong quá trình xử lý tài sản thế chấp.
Ông Khanh kêu oan từ khi bị khởi tố 8 năm trước, cho đến nay. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)

Ông Khanh kêu oan từ khi bị khởi tố 8 năm trước, cho đến nay. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)

Lập luận của Cơ quan điều tra

Trước đó, ngày 4/8/2023, VKSND tỉnh trả hồ sơ yêu cầu: Điều tra, làm rõ hành vi của ông Hùng cùng đồng phạm để xác định tội danh và xử lý đúng quy định.

Theo KLĐTBS, ông Khanh biết Cty An Tây của cụ Hồ Thị Hiệp đang nợ BIDV 63,55 tỷ đồng. KLĐTBS cho rằng ông Khanh khi đó là Phó Chủ tịch UBND Bến Cát, được công an báo cáo tình hình hoạt động của DN trên địa bàn, nhận được văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Bến Cát về tổ chức giám sát, kiểm tra, xử lý liên quan tình hình an ninh trật tự tại Cty An Tây.

KLĐTBS cho rằng ông Khanh biết 2 cán bộ ngân hàng làm trái quy trình thủ tục xử lý tài sản thế chấp; được ông Lộc nói việc trả tiền riêng cho cụ Hiệp là trái quy định vì số tiền bán tài sản thế chấp ngân hàng phải thu hết để trả nợ nhưng ông Khanh vẫn thống nhất đưa tiền riêng cho cụ Hiệp. Ông Khanh cùng ông Lộc và cụ Hiệp ký 2 hợp đồng chuyển nhượng với giá chuyển nhượng khác nhau cho cùng 1 tài sản để che giấu việc trả tiền mặt cho cụ Hiệp và để hợp thức hóa hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng.

Kết quả, ông Khanh mua được khoảng 18ha đất là tài sản thế chấp với số tiền 14,3 tỷ đồng (trong đó chuyển vào tài khoản BIDV 10,365 tỷ đồng, trả tiền mặt cho cụ Hiệp 4,388 tỷ đồng). CQĐT cho rằng hành vi trên của ông Khanh là đồng phạm giúp sức cho 2 cán bộ ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản thế chấp.

Với ông Hùng, ông Lộc, KLĐT cho rằng không thực hiện đúng quy trình về xử lý tài sản bảo đảm, không đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm, không lập báo cáo thẩm định giá để xác định được giá thị trường dự kiến, không thực hiện thuê tổ chức tư vấn, chuyên môn để định giá; dù tài sản không đủ trả nợ gốc nhưng vẫn thống nhất về giá để thu hồi nợ. Kết quả giám định tài sản (kết quả này có trước khi bản án bị hủy - NV) BIDV thất thoát 35,4 tỷ đồng.

CQĐT cho rằng BIDV là DN nhà nước, có tỷ lệ vốn đầu tư nhà nước chi phối 95%; nên hành vi của ông Hùng và ông Lộc là làm thất thoát tài sản nhà nước.

Luật sư cho rằng một số nội dung trong KLĐT chưa hợp lý

Luật sư (LS) Tô Bá Thanh (Đoàn LS TP HCM, bào chữa cho ông Lộc) cho rằng, tại KLĐTBS, cơ quan CSĐT Công an Bình Dương áp dụng khoản 2 Điều 14 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật DN để cho rằng tài sản nhà nước là “vốn có nguồn ngân sách nhà nước và thu nhập khác” là nhầm lẫn, không phù hợp. “Điều 14 quy định với cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân chứ không phải quy định với ngân hàng; Đồng thời đây là điều cấm góp vốn, mua cổ phần và thành lập DN để thu lợi; chứ không phải quy định về xử lý tài sản bảo đảm”, LS Thanh nói.

Cũng theo LS Thanh, áp dụng khoản 1 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về xử lý tài sản bảo đảm, thì cụ Hiệp có quyền tìm kiếm khách hàng để bán tài sản bảo đảm.

Công an Bình Dương đã ra nhiều KLĐT và KLĐTBS về vụ án này.

Công an Bình Dương đã ra nhiều KLĐT và KLĐTBS về vụ án này.

Theo hồ sơ vụ án, thì khi tìm được khách mua, đã thỏa thuận giá, phương thức thanh toán, cụ Hiệp mới lập tờ trình xin bán đất. Khi nhận được tờ trình, ông Lộc đã có nhiều động thái như tại lần bán thứ 2, đề xuất định giá thẩm tra giá. Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 báo cáo giá đất 345 triệu/ha, chuyển sang Phòng quản lý rủi ro. Phòng này đề xuất đăng báo 3 kỳ để tham khảo giá thị trường. Ông Lộc cho đăng 3 kỳ trên Báo Thanh niên nhưng không ai mua nên đồng ý cho cụ Hiệp bán cho ông Khanh với giá 700 triệu/ha.

Lần mua bán thứ 3 và thứ 4, năm 2015, theo kết quả định giá của Cty thẩm định giá, xác định giá đất nông nghiệp là 560 triệu/ha. Ông Khanh mua với giá 700 triệu/ha.

“Như vậy, có tiến hành thẩm tra giá, định giá, chứ không như cáo buộc trong KLĐT là “không đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm, không lập báo cáo thẩm định giá để xác định được giá thị trường dự kiến, không thực hiện thuê tổ chức tư vấn, chuyên môn để định giá””, LS nói.

LS Thanh còn cho rằng, còn có dấu hiệu vi phạm tố tụng, vì Hội sở BIDV tại Hà Nội và BIDV Tây Sài Gòn nằm ở TP HCM; nên việc xác định thiệt hại trong vụ án này không thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng Bình Dương.

Về phía ông Khanh, cũng có một số ý kiến không đồng ý với KLĐTBS. “Thứ nhất, việc cá nhân tôi biết Cty An Tây nợ hay không, thì cũng không liên quan, tôi vẫn có quyền mua tài sản thế chấp. Tôi cho rằng KLĐTBS cố tình đưa vào chi tiết này để dư luận có cái nhìn lệch lạc về tôi”.

“Thứ hai, quy trình xử lý tài sản thế chấp là quy trình của BIDV, cán bộ BIDV và người thế chấp, tôi là người đi mua tài sản nên không biết và không có nghĩa vụ phải biết. Cụ Hiệp bán, BIDV đồng ý cho bán, thì tôi có thể mua”.

“Thứ ba, KLĐTBS cho rằng ông Lộc có nói với tôi trả tiền riêng cho cụ Hiệp là sai nhưng tôi vẫn mua; và ký 2 hợp đồng chuyển nhượng với giá khác nhau cho cùng 1 tài sản; là không đúng sự thật khách quan. Tôi đề nghị cung cấp lời khai, bằng chứng về việc này”.

“Tôi cho rằng CQĐT kết luận như trên là làm oan sai cho tôi suốt 8 năm qua. Tôi tiếp tục kêu oan và mong muốn cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng quy định pháp luật, triệt để với sự việc”, ông Khanh nói.

1 vụ án, nhiều KLĐT

Trong vụ án này, tại KLĐT đầu tiên số 157 ngày 12/3/2019, CQĐT cho rằng hoạt động và tình hình nợ của Cty An Tây đã được công an, phòng ban báo cáo, Chủ tịch UBND Bến Cát có văn bản chỉ đạo và đã được gửi các Phó Chủ tịch (ông Khanh lúc này là Phó Chủ tịch UBND). Ông Khanh liên tiếp mua nhiều lần, có sự đồng ý của ngân hàng và “có sự móc nối giữa ông Khanh với 2 cán bộ ngân hàng”.

KLĐT này có 3 KLĐTBS (3 lần trả hồ sơ), trong đó KLĐTBS lần 3, nêu hành vi đồng phạm giúp sức của ông Khanh là: “Ông Hùng, ông Lộc cho cụ Hiệp nhận một phần tiền mặt là không đúng. Việc làm này được ông Khanh biết thể hiện qua hợp đồng 3 bên”. “Ông Khanh thống nhất ký hợp đồng 3 bên thể hiện mua đất bằng giá thanh toán qua tài khoản ngân hàng để ngân hàng đưa vào hồ sơ”.

Sau khi án bị hủy, CQĐT ra KLĐT thứ 2 cho rằng ông Khanh được ông Lộc nói rõ việc đồng ý cho cụ Hiệp nhận tiền mặt là trái quy định nhưng ông Khanh vẫn mua vì mục đích tư lợi là mua được giá rẻ. KLĐT này có 3 bản KLĐT bổ sung.

Ông Khanh nói: “Như vậy, cả 2 lần điều tra, CQĐT đều kết luận như nhau về hành vi của tôi. Lần KLĐT trước đây, TAND cấp cao đã nhận định kết luận như thế là không có căn cứ buộc tội. Nay công an vẫn giữ nguyên kết luận thì có vững chắc hay chưa? Có thực hiện đúng yêu cầu của TAND cấp cao tại bản án phúc thẩm hay chưa?”.

Tin cùng chuyên mục

Khách hàng treo băng rôn đòi tiền tại Cty Đất Nguồn. (Ảnh: Trường Giang)

Bình Dương: Công ty Đất Nguồn bị phản ánh 'tự ý bán đất của người khác'

(PLVN) - Chủ đầu tư ra văn bản thu hồi các lô đất, không cho phép tiếp tục sử dụng giấy ủy quyền để bán; nhưng đơn vị môi giới là Cty CP Dịch vụ Xây dựng Địa ốc Đất Nguồn (trụ sở ô P1B, Lô NP32, Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, TP Bến Cát, Bình Dương, do ông Phạm Trọng Giáp làm Tổng Giám đốc) vẫn bán đất cho người khác để thu hàng trăm triệu đồng.

Đọc thêm

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Ảnh minh
(PLVN) - Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Đề xuất Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở GTVT kiểm tra đột xuất cơ sở đăng kiểm

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-30D. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Trong đó, đề xuất Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở GTVT có trách nhiệm kiểm tra đột xuất cơ sở đăng kiểm nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường trong hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Liên quan dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo đàn Xã Tắc: UBND TP Huế bị 1 người dân kiện

Ông Hùng trước ngôi nhà tại thửa đất số 120. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Vụ kiện dự kiến sẽ được xử trong tháng 9/2024 này. Trước đó, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) ra các Quyết định (QĐ) thu hồi đất, phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản với hộ ông Đỗ Khắc Hùng (SN 1955, địa chỉ P10/16 khu tập thể Xã Tắc, phường Thuận Hòa) thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế - khu vực đàn Xã Tắc.

Không báo tăng lao động, công ty có được đóng bù bảo hiểm xã hội không?

 Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Nguyên (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi đi làm từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2024 có ký hợp đồng lao động nhưng nhân sự công ty lại quên không báo tăng lao động nên tôi có đi làm nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của thời gian nêu trên. Vậy tôi có thể yêu cầu công ty đóng bù lại những tháng tôi đi làm nhưng không được đóng BHXH không? Nếu không được thì xử lý như thế nào để bảo đảm quyền lợi của tôi?

Đề xuất sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT trong Dự thảo Luật BHYT

Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi) đã thể chế cơ bản Nghị quyết số 28/NQ-TW, quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc…
(PLVN) - Tham gia công tác xây dựng, sửa đổi Luật BHYT, BHXH Việt Nam có nhiều đề xuất và cơ bản đã được tiếp thu đưa vào Dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung (Dự thảo Luật BHYT). Các đề xuất của BHXH Việt Nam đều nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia BHYT và khắc phục những bất cập, vướng mắc của quy định hiện hành; trong đó, việc sửa đổi, bổ sung khái niệm, nội dung giám định BHYT là vấn đề mang tính cấp bách, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.

Một người có được nhận nhiều con nuôi?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Thu Hồng (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi năm nay đã 46 tuổi, nhưng chưa lấy chồng và cũng chưa có con. Hiện tại, tôi có mong muốn được nhận con nuôi để sau này có người chăm sóc mình. Xin hỏi, một người có được nhận nhiều con nuôi không? Và một người có được làm con nuôi của nhiều người không? Nếu được thì cha mẹ nhận con nuôi có bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hay không?

Người lao động phải ngừng việc do thiên tai có được trả lương không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Phạm Huy (Thái Nguyên) hỏi: Do ảnh hưởng của bão số 3, nước lũ dâng cao nên tôi buộc phải nghỉ làm, gia đình cũng chịu nhiều thiệt hại về tài sản. Xin hỏi, trường hợp nghỉ làm do thiên tai thì người lao động có được công ty trả lương không? Và có được công ty hỗ trợ gì không?

Đảm bảo đầy đủ quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT trong tình hình bão lũ

Trụ sở cơ quan BHXH huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai bị ngập do mưa lũ.
(PLVN) -  Mặc dù trong tình hình bão lũ xảy ra nghiêm trọng, nhưng BHXH các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng bão lũ vẫn linh hoạt triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân, như: Đơn giản hóa TTHC và phối hợp hiệu quả với các sở ban ngành địa phương, các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai và Cao Bằng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo đầy đủ quyền lợi BHXH, BHYT cho người dân trên địa bàn.