Vụ án đồng tiền vàng “Đại bàng đôi 1933”

Sau 4 giờ nghị án, tháng 6/2011 một toà án bang Philadelphia (Mỹ) đã ra phán quyết rằng 10 đồng tiền vàng năm 1933 có đúc nổi hình chim đại bàng. Một phiên bản đầy ly kỳ của nó đã được bán đấu giá hồi năm 2002 với mức giá kỷ lục 7,5 triệu USD. Số tiền này thuộc về Ngân khố Mỹ chứ không thuộc quyền sở hữu của những người thừa kế của người thợ kim hoàn Israel Switt đã quá cố.

Sau 4 giờ nghị án, tháng 6/2011 một toà án bang Philadelphia (Mỹ) đã ra phán quyết rằng 10 đồng tiền vàng năm 1933 có đúc nổi hình chim đại bàng. Một phiên bản đầy ly kỳ của nó đã được bán đấu giá hồi năm 2002 với mức giá kỷ lục 7,5 triệu USD. Số tiền này thuộc về Ngân khố Mỹ chứ không thuộc quyền sở hữu của những người thừa kế của người thợ kim hoàn Israel Switt đã quá cố.

Sưu tầm có bị coi là tội?

“Ông ta và vài người bạn đã đánh cắp đồng tiền vàng này hồi năm 1933 từ Sở Đúc tiền Philadelphia”, công tố viên khẳng định. Tuy nhiên, hậu duệ của Switt gồm người con gái Joan Langboard đã 81 tuổi và hai người con trai Roy và David của bà Joan không đồng ý.

10 đồng vàng “đại bàng đôi”
10 đồng vàng “đại bàng đôi”

Gia đình Switt cho rằng họ có quyền sở hữu hợp pháp đối với 10 đồng tiền vàng nói trên. Vì không ai có thể chứng minh một cách chính xác bằng cách nào mà những đồng tiền vàng ấy lại  nằm trong nhà họ từ gần 80 năm nay.

Những đồng tiền vàng khắc chim đại bàng mà gia đình  Langboard nắm giữ là một phần của câu chuyện lịch sử ly kỳ, gây tranh cãi cho đến giờ vẫn chưa chấm dứt và tranh luận thường xoay quanh đề tài "người sưu tầm có phạm luật hay không khi mua và giữ lấy đồng tiền này".

Trở về quá khứ năm 1933, khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt quyết định chấm dứt lưu hành tiền vàng thì Sở Đúc tiền Mỹ vừa cho ra lò 445.000 đồng tiền vàng theo mẫu của nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới Augustus Saint-Gaudens.

Trên một mặt của đồng tiền vàng có tên Double Eagles 1933, đường kính 34 mm, với trọng lượng 33,4 gram vàng 90%, đúc nổi hình con đại bàng tuyệt đẹp. Sở dĩ đồng tiền này có tên như thế là vì trong tiếng lóng của dân sưu tập tiền, đồng 10 USD thì được gọi là một “con đại bàng”, mà đồng vàng này mệnh giá 20 USD, cho nên dù chỉ khắc có một hình đại bàng nhưng vẫn có tên là “đồng vàng đại bàng đôi”.

Cuộc phiêu lưu của những đồng tiền

Bằng hai sắc lệnh, chính phủ Mỹ đã buộc người dân phải đem tất cả các đồng tiền vàng của họ nộp lại cho ngân hàng dự trữ liên bang. Tuy nhiên, những đồng vàng Double Eagles 1933 lại chưa hề được phát hành và cuối năm 1934 chúng bị bỏ vào lò nấu lại thành những thỏi vàng , ngoại trừ 2 đồng tiền mẫu được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mỹ.

Trong nhiều năm liền, Sở Đúc tiền Mỹ không để tâm xem ngoài 2 đồng tiền mẫu được lưu lại thì có những đồng vàng Double Eagles 1933 nào lọt ra ngoài không. Mãi tới năm 1944, Sở Đúc tiền Mỹ mới biết về sự tồn tại trong dân gian của những đồng tiền Double Eagles 1933 chưa hề được phát hành, khi nhà đấu giá Stack's Bowers – chuyên mua bán các bộ sưu tập tiền – liên hệ với họ để tìm hiểu về chúng.

Roy Langbord (phải) - cháu ngoại của Israel Switt - và luật sư của gia đình
Roy Langbord (phải) - cháu ngoại của Israel Switt - và luật sư của gia đình

Cuộc điều tra nhằm thu hồi những đồng tiền vàng của Sở Mật vụ Mỹ bắt đầu vào tháng 3/1944 nhưng rủi thay trước đó không lâu, vào ngày 29/02/1944, một nhà buôn ở Texas đã bán một đồng ra nước ngoài.

Ngay trong năm 1944 đã có 7 đồng được tự nguyện trả lại hoặc bị tịch thu và sau đó chúng được chuyển tới Sở Đúc tiền để nấu chảy thành vàng miếng. Số phận tương tự cũng diễn ra với 8 đồng vàng Double Eagles 1933 được phát hiện năm 1945.

Đồng vàng Double Eagles 1933 được bán ra nước ngoài hồi năm 1944 đã lọt vào tay Vua Ai Cập Farouk - một nhà sưu tập có hơn 8.500 món đồ quý trên thế giới, từ những quả trứng Phục Sinh của gia đình Nga Hoàng tới những con tem.

Sau khi mua được đồng vàng Double Eagles 1933, Vua Farouk lệnh cho các bộ trưỏng của ông nộp đơn xin giấy phép đưa đồng vàng ra khỏi nước Mỹ và được Bộ Tài chính Mỹ chuẩn y chỉ ít ngày trước khi vụ mất cắp những đồng vàng Double Eagles bị phát hiện. Sự đã rồi, Mỹ cố gắng tìm cách thu hồi đồng vàng qua đường ngoại giao nhưng nỗ lực này bị gián đoạn bởi Thế chiến thứ Hai.

Năm 1952, Vua Farouk bị lật đổ, bộ sưu tập của ông ta bị đem bán đấu giá. Mỹ liền yêu cầu và được chính phủ Ai Cập đồng ý trả lại đồng vàng nhưng liền sau đó nó biến mất.

Hơn bốn thập niên sau, đồng vàng Double Eagles 1933 của Vua Farouk mới xuất hiện trở lại. Năm 1996, nhà buôn người Anh Stephen Fenton bị Sở Mật vụ Mỹ bắt tại New York với đồng vàng của Vua Farouk.

Fenton đòi ra toà để bảo vệ quyền sở hữu của mình, tuy nhiên sau đó đã diễn ra một cuộc dàn xếp giữa chính quyền Mỹ với Fenton thông qua luật sư Barry Berke. Cuối cùng, vào năm 2001 đồng vàng Double Eagles 1993 của Vua Farouk được trả lại cho Mỹ nhưng liền đó được đem bán đấu giá, số tiền  được chia đều cho Fenton và ngân khố Mỹ.

Một điều bất ngờ là trước khi đưa bán đấu giá đồng vàng Double Eagles 1933 của Vua Farouk được cất giữ tại tầng hầm của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York và chỉ chuyển đi 2 tháng trước khi nó bị sập trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Ngày 30/6/2002 đồng vàng Double Eagles 1933 của Vua Farouk được bán với giá 7.590.020 USD, một con số kỷ lục.

Tin tức về vụ đấu giá đồng tiền vàng của Vua Farouk đã thúc đẩy sự xuất hiện của 9 đồng tiền vàng cùng loại khác sau nhiều chục năm nằm im đâu đó.

Bí mật chiếc két của thợ kim hoàn

Năm 2003, một phụ nữ tên Joan Langbord đến Sở Đúc tiền Mỹ thông báo rằng bà phát hiện trong két sắt cũ của cha mình, 10 đồng tiền vàng có chạm hình con đại bàng. Cha của bà, ông Israel Switt,một người thợ kim hoàn, đã mất 21 năm trước.

Bà Joan yêu cầu cơ quan này giám định xem những đồng vàng đó là thật hay giả. Tuy nhiên, Sở Đúc tiền Mỹ nhận định những đồng tiền vàng đó chính là những đồng Double Eagles 1933 nhưng lại giữ những đồng vàng này không trả lại cho gia đình bà Joan Langbord với lý do đồng vàng Double Eagles 1933 chưa từng được lưu hành cho nên ai giữ chúng tức là chứa chấp đồ bị đánh cắp. Gia đình Langbords phát đơn kiện để đòi lại những đồng vàng nói trên.

Phía công tố cho Israel Switt bằng một cách nào đó đã dính dáng tới vụ đánh cắp những đồng tiền vàng khỏi Sở Đúc tiền, có thể là với sự giúp đỡ của người thủ quỹ của Sở Đúc tiền Philadelphia. Đi xa hơn, phía công tố quy kết Israel Switt là thủ phạm đánh cắp tất cả những đồng vàng Double Eagles 1933 từng lưu hành trái phép trong 80 năm gần đây.  

Tuy nhiên, luật sư Barry Berke thay mặt cho gia đình Langbord cãi rằng vụ kiện này cho thấy sự lạm quyền. Chính quyền không được tịch thu tài sản của công dân trừ phi chứng minh được việc đó là bất hợp pháp chứ không phải sử dụng quyền lực để làm việc đó.

10 đồng vàng được triển lãm cho công chúng thưởng ngoạn
10 đồng vàng được triển lãm cho công chúng thưởng ngoạn

Theo luật có những con đường hợp pháp khác để những đồng tiền vàng đến được với Israel Switt, chẳng hạn thời đó Sở Đúc tiền thực hiện đổi tiền vàng lấy vàng của dân. Trong thời kỳ  “cửa sổ” từ 15/3 đến 05/04/1933, tức là những ngày mà Tổng thống Franklin Roosevelt mới nhậm chức và chưa quyết định cấm lưu hành đồng vàng “đại bàng đôi”. Lúc này người thủ quỹ của Sở Đúc tiền Philadelphia có thể đã cho đổi những đồng vàng mới đúc và thu về những đồng tiền vàng cũ.

Tuy nhiên, phán quyết của thẩm phán Legrome Davis ghi nhận rằng ngay hôm 6/3/1933, tuy Tổng thống Franklin Roosevelt chưa cấm lưu thông vàng nhưng Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã

chỉ thị cho Giám đốc Sở Đúc tiền Mỹ chỉ được thanh toán, trao đổi vàng nếu có giấy phép của ông ta.

Ngoài ra, Sở Đúc tiền đã kiểm tra rất kỹ nhưng không thấy bất cứ ghi chép nào về việc giao dịch những đồng tiền vàng Double Eagles 19933. Nếu ông Israel Switt thực hiện việc trao đổi vàng lấy tiền vàng trong thời kỳ quá độ từ 15/3 đến 05/04/1933 thì việc này phải được ghi nhận trong sổ sách. Toà án đánh giá việc thiếu vắng những chứng từ cho thấy những đồng vàng đó đã ra khỏi Sở Đúc tiền theo con đường mờ ám.

Vụ án những đồng vàng có lẽ chưa kết thúc với gia đình Langbords. Họ cho rằng chính quyền không đủ bằng cớ để chứng minh rằng ông Israel Switt đã đánh cắp những đồng tiền vàng, do đó việc tịch thu không bồi thường 10 đồng tiền vàng của họ là chưa thỏa đáng.  

Kim Phương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.