Vụ án “chuyến bay giải cứu”: Chủ doanh nghiệp khai bị ép đưa tiền liên tục, phải chi 150 triệu đồng mới được “đóng dấu”

Bị cáo Phạm Trung Kiên.
Bị cáo Phạm Trung Kiên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phạm Trung Kiên tiếp tục phủ nhận việc gây khó khăn, ép buộc doanh nghiệp đưa tiền. Trong khi đó, đại diện doanh nghiệp nói liên tục bị gọi điện đòi tiền.

Sáng 14/7, phiên tòa xét xử 54 bị cáo về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại TAND TP Hà Nội tiếp tục diễn ra.

Sau khi đại diện VKS xét hỏi các bị cáo xong, HĐXX mời các luật sư tham gia thẩm vấn.

Tham gia thẩm vấn, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký của một lãnh đạo Bộ Y tế) đã hỏi một số bị cáo. Theo cáo buộc, quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, từ tháng 2/2021 đến tháng 12/2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ 253 lần của 18 cá nhân và 62 đoàn khách lẻ khác, với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi của luật sư, nhiều người trong nhóm doanh nghiệp khai Kiên không yêu cầu họ phải đưa tiền cố định là 150 triệu đồng/chuyến. Bị cáo khác thì khai Vũ Anh Tuấn (cán bộ Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an) yêu cầu họ đã chi cho anh ta 150 triệu đồng thì cũng phải đưa cho người của Bộ Y tế số tiền như vậy.

Bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch Cty Vijasun) khai Phan Trung Kiên ép buộc bị cáo và nhiều người khác đưa tiền. Theo cáo buộc, từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022, Đào Minh Dương đã đặt vấn đề và đưa hối lộ số tiền hơn 3,5 tỷ đồng cho 3 cá nhân có thẩm quyền để xin cấp phép các chuyến bay cho Cty Vijasun. Trong đó, Dương 2 lần đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên số tiền 1,1 tỷ đồng.

Sau bục khai báo, bị cáo Dương khai lần đầu gặp Kiên khi được Samsung và LG nhờ lên Bộ Y tế xin tiêm vắc xin. Sau đó, bị cáo Dương khai mình nhớ từng chi tiết Kiên quát Lê Hồng Sơn.

“Kiên nói to gấp rưỡi trong một phòng họp Bộ Y tế, yêu cầu phải chi mấy triệu một khách. Sơn nói, xin 100 triệu đồng/chuyến và Kiên đòi 150 triệu đồng/chuyến, đưa cho Kiên hay Tuấn ở Cục Xuất nhập cảnh cũng được”, bị cáo Dương khai và cho biết thấy Kiên như vậy nên ông không báo lại việc tiêm vắc xin với Giám đốc LG và Samsung bởi không thể làm việc với một con người như vậy.

Quá trình khai báo, bị cáo Dương cho biết công ty của mình được cấp phép 17 chuyến và bị Kiên ép chuyển 150 triệu đồng/chuyến trước mỗi khi cấp phép. “Tôi bị ép, công ty của tôi phải đưa tiền chứ tôi không muốn đưa”, bị cáo Dương tiếp tục khẳng định việc mình bị bị cáo Kiên ép đưa tiền.

Theo lời bị cáo này, cứ 8 giờ 30 phút, ông đến thang máy tòa nhà Lotte là Kiên gọi điện. Đang dịch Covid -19, cấm nghe điện thoại trong thang máy nhưng Kiên gọi liên tục. “Tôi phải cho nhân viên nghe. Nhân viên báo lại anh Kiên muốn gặp anh và Kiên lại đòi tiền”, bị cáo Dương nói và cho biết Kiên gửi ảnh quyết định phê duyệt chuyến bay, nói Thứ trưởng ký rồi, anh chuyển tiền thì có dấu.

Trong khi đó, bị cáo Phạm Trung Kiên giọng run run trình bày, sau ngày 24/1, bị cáo bị nhiễm Covid-19, diễn biến nặng, phải nằm viện 1 thời gian. Khi ra viện, bị cáo biết tin về việc khởi tố vụ án, bị cáo chịu sức ép nặng. Đến lúc phải làm việc với CQĐT, bị cáo tìm hiểu thì thấy hành vi phạm tội của mình sẽ phải chịu khung hình phạt cao nhất là tử hình.

“Bị cáo rất sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực đó”, bị cáo Kiên run run trình bày và cho biết bản thân đã có thời gian điều trị tâm thần ở Bệnh viện Bạch Mai.

Theo lời khai của bị cáo Kiên, các doanh nghiệp tự chủ động tìm đến, bị cáo không có hành động gì gây khó khăn, ép buộc hay làm chậm việc của các doanh nghiệp. “Có 3 doanh nghiệp đề cập với bị cáo về mức bồi dưỡng, lúc này bị cáo nói với họ “các bộ ngành như thế nào thì Bộ Y tế như vậy”./.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.