Vụ án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Chủ đầu tư xin "nói tốt" cho bị cáo

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 17/10, phiên tòa xét xử 22 bị cáo trong vụ án Nhà nước bị thiệt hại hơn 460 tỷ đồng tại dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi giai đoạn 2 tiếp tục diễn ra. Trong phần này, đại diện Chủ đầu tư cho biết, họ không yêu cầu các bị cáo bồi thường.

Theo cáo trạng, để tổ chức thi công các hạng mục công trình, VEC đã ký 5 Hợp đồng xây lắp với đại diện các Nhà thầu. Thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu thi công đã bố trí nhân sự, thành lập các Văn phòng Ban điều hành gói thầu tại hiện trường, bổ nhiệm Giám đốc Ban điều hành, Giám đốc quản lý chất lượng, cán bộ chuyên môn kỹ thuật các bộ phận liên quan để thi công dự án. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Giám đốc tại các Nhà thầu đã có các vi phạm.

Bị cáo buộc có một số vi phạm, bị cáo Nguyễn Văn Thuật, Giám đốc Ban điều hành liên danh Gói thầu A1 từ 20/10/2016 đến hết thi công giai đoạn 2 dự án, là Ủy viên Hội đồng nghiệm thu cơ sở (HĐNTCS) nói mình đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trong quá trình thi công. Tuy nhiên, với đặc thù dự án giao thông có nhiều thiết bị máy móc, nhiều hạng mục có thể có sai sót.

Ông Thuật nhiều lần khẳng định nhà thầu đã thực hiện đầy đủ quy trình, nếu có hỏng hóc thì đó chỉ là sai sót cục bộ, không đại diện cho toàn tuyến, cho toàn bộ lớp vật liệu. Theo ông Thuật, công trình không có hư hỏng bởi “thực tế công trình hiện nay không hư hỏng”.

Quá trình khai báo, bị cáo này khai rằng nghiệm thu của Nhà thầu là đảm bảo nhưng mẫu của Nhà thầu và cơ quan giám định là khác nhau nên kết quả có thể sai khác nhưng “chỉ là cục bộ”.

Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Thiên Nam, cựu Giám đốc chất lượng của nhà thầu thi công gói thầu A1, cũng cho rằng bản thân đã tuân thủ đúng quy trình. Theo bị cáo Nam, bây giờ dựa trên kết quả giám định xác định là chất lượng không đạt thì cũng rất là khó nói, vì công trình đã đưa vào khai thác 2 năm rồi, kết quả vẫn đang sử dụng.

Khi chủ tọa phiên tòa nêu vấn đề: trong 9 gói thầu A1, khi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước và cơ quan chức năng đi kiểm tra thì nguồn vật liệu bị kết luận có nhiều nội dung vi phạm nhất. Bị cáo Nam tiếp tục khẳng định ở gói thầu A1, bị cáo đã tuân thủ trình tự thi công, không cố tình làm sai.

Đối với tội danh bị truy tố, ông Nam cho rằng quá nặng nề. “Có sai sót ở đâu đó thì cũng chỉ là sai sót cục bộ, toàn bộ công trình rất dài không tránh được hư hỏng cục bộ”, bị cáo Nam nói. Tuy nhiên, ông Nam bảo rằng mình nói thế không phải không có trách nhiệm gì. Vì thấy có trách nhiệm nên ông và gia đình đã nộp khắc phục hậu quả vụ án 50 triệu đồng.

Quá trình xét hỏi, HĐXX đã hỏi Tcty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - nguyên đơn dân sự trong vụ án. Đại diện VEC cho rằng, nếu xác định các nhà thầu thi công các gói thầu A1, A2, A3, A4, A5 có sai phạm gây thiệt hại cho Chủ đầu tư thì phải bồi thường theo đúng quy định pháp luật. “Thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó. Chi tiết thiệt hại, chúng tôi đã có văn bản gửi CQĐT và VSK, mong HĐXX xem xét”, đại diện VEC nói.

Theo đại diện VEC, cơ sở yêu cầu bồi thường là hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu. Các nhà thầu có nghĩa vụ xây dựng tuyến đường đảm bảo an toàn, tiến độ, tiêu chuẩn chất lượng. Trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ, sai sót thì phải bồi thường. Tuyến đường nếu còn khiếm khuyết hư hỏng thì VEC yêu cầu nhà thầu khắc phục theo trách nhiệm nhà thầu.

“Chúng tôi nhất quán quan điểm không yêu cầu các bị cáo bồi thường”, đại diện VEC nhấn mạnh. Bởi theo vị này, các bị cáo trong vụ án đều là nhân viên, chuyên gia có đóng góp cho ngành giao thông vận tải, có nhiều bằng khen giấy khen. “Mong HĐXX xem xét trên cơ sở tính nhân văn của pháp luật, đánh người chạy đi không ai đánh người chạy lại, xem xét cho các bị cáo, coi đó như rủi ro nghề nghiệp”, đại diện VEC nói.

Cũng theo đại diện VEC, bản án giai đoạn 1 quá đủ sức răn đe đối với các bị cáo. Một số tài sản của các bị cáo bị kê biên, phong tỏa, ngừng giao dịch. VEC không yêu cầu các bị cáo bồi thường nên đề nghị HĐXX hủy bỏ biện pháp ngăn chặn này.

“Các bị cáo nóng lòng hoàn thành con đường. Họ chỉ mong sớm hoàn thành công trình, không cố ý, không rút ruột công trình, họ đều có nhân thân tốt, gia đình có công, đề nghị xem xét giảm nhẹ khoan hồng cho các bị cáo”, đại diện VEC đề nghị./.

Đọc thêm

Tìm bị hại trong một vụ án hình sự tại Hà Nội

Tìm bị hại trong một vụ án hình sự tại Hà Nội
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thông báo tìm người mua lại chiếc điện thoại di động màu đen (hệ điều hành Android) vào ngày 21/2 của Trịnh Hoàng Nam và người bị Nam trộm tài sản.

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

(PLVN) - Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư  ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Nam thanh niên bị khởi tố vì 'làm nhục' một phụ nữ

Đối tượng Huỳnh Tuấn Đạt tại Cơ quan Công an.
(PLVN) - Mua điện thoại cũ, thấy có nhiều hình ảnh nhạy cảm của một người nữ lưu trữ trên Google Drive, Đạt chuyển về máy, làm mờ ảnh và đăng lên trang facebook cá nhân. Đối tượng bị khởi tố về tội làm nhục người khác.

Nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản

Nhóm đối tượng: Văn Đ., Ngọc Đ., Vương, Giàu (thứ tự từ trái qua).
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đ. (SN 2009); Nguyễn Ngọc Đ. (SN 2008); Nguyễn Quốc Vương (SN 2000) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1990, cùng trú phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) về tội “Cướp tài sản”.