Vụ 9 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình: Chuyên gia y khoa nói gì tại tòa?

GS Nguyễn Gia Bình và GS Phạm Minh Thông được mời tới Tòa
GS Nguyễn Gia Bình và GS Phạm Minh Thông được mời tới Tòa
(PLVN) - Ngày 18/1, phiên tòa xử 7 bị cáo vụ 9 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình bước sang ngày làm việc thứ 5. Trong phiên làm việc này, HĐXX mời một số chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai tới tòa để tham khảo một số vấn đề về mặt chuyên môn.

Theo kết luận của Cơ quan giám định hình sự - Bộ Công an, sự cố chạy thận nhân tạo ngày 29/5/2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (BVĐK Hòa Bình) có nguyên nhân do ngộ độc axit flohydric. 18 bệnh nhân có biểu hiện ngứa, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy. Tại tòa, GS Nguyễn Gia Bình (Chủ tịch Hội Hồi sức chống độc Việt Nam) cho biết, thông thường khi sốc phản vệ phải sử dụng thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế, nhẹ thì chỉ hơi mẩn ngứa, nặng thì phải nghĩ ngay đến đường tuần hoàn, thậm chí phải cấp cứu ngay lập tức. Tiếp lời, GS Bình cho biết, cách cấp cứu phản vệ trên thế giới đều giống nhau, đồng thời khẳng định chưa có tài liệu nào hướng dẫn đưa HF vào người, ở Việt Nam cũng chưa ai dùng cái này.

PGS.TS Đỗ Vũ Gia Tuyển (Trưởng khoa Thận tiết niệu BV Bạch Mai) thì cho biết, làm trong ngành thận tiết niệu, ngoài sự cố tại Hòa Bình thì ông chưa thấy ở đâu cả. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì đã có sự cố có 3 bệnh nhân tử vong do hóa chất tồn dư trong đường ống dẫn nước do ống lâu ngày bục và rò rỉ hóa chất. Tiếp lời, vị Trưởng khoa Thận tiết niệu BV Bạch Mai cho hay bản thân ông được đào tạo về chuyên khoa khám chữa bệnh, còn về xử lý nước RO ông không được đào tạo. Thế nhưng với hiểu biết của ông thì không được dùng phương pháp giống như BVĐK Hòa Bình đã dùng, đó là sử dụng hóa chất HF.

Theo lời PGS.TS Tuyển, tại BV Bạch Mai, khi khử khuẩn đường ống là do Khoa Thận nhân tạo sang xử lý giúp và đấy là phân công trong bệnh viện. Về kỹ thuật lọc nước, kiểm tra nước, ở Việt Nam, tùy từng BV có sự phân công khác nhau. Ở Khoa Thận tiết niệu BV Bạch Mai chỉ vận hành, còn việc bảo hành, bảo trì sẽ do nhân viên của Phòng Vật tư cùng với nhân viên Khoa Thận nhân tạo làm việc đó. Và về nguyên tắc, Phòng Vật tư khi đã bàn giao phải đảm bảo chất lượng hệ thống và Khoa Thận tiết niệu chỉ vận hành để lọc máu. Cũng theo lời ông Tuyển, trước khi sử dụng có cách kiểm tra rất đơn giản bằng mắt thường và bắt buộc điều dưỡng phải test đơn giản trước khi đưa vào vận hành hàng ngày.

Sau ông Tuyển, HĐXX hỏi TS Nguyễn Hữu Dũng (Trưởng khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai). Ông Dũng khẳng định BV Bạch Mai có bố trí kỹ thuật viên và điều dưỡng chuyên phụ trách về nước RO. “Người này có thể là điều dưỡng, có thể là kỹ thuật viên nhưng được Trưởng khoa phân công. Khi buổi sáng bật công tắc, kỹ thuật viên đó sẽ phải quan sát hệ thống RO với hai phân số bắt buộc phải ghi chép thể hiện trên đồng hồ, kiểm tra bình muối, test, khi tất cả an toàn thì tiến hành”, TS Nguyễn Hữu Dũng nói đồng thời cho biết BV Bạch Mai bố trí kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống nước, đảm bảo an toàn trước khi chạy thận. Người làm vị trí đó nhất định phải có hiểu biết về đường nước.

Sau đó, HĐXX hỏi thêm GS Phạm Minh Thông (Phó Giám đốc BV Bạch Mai) về quá trình đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK Hòa Bình. Trước đó, năm 2010, BV Bạch Mai triển khai Đề án 1816 của Bộ Y tế và ký Hợp đồng với BVĐK Hòa Bình chuyển giao kỹ thuật lọc máu. Ông Thông khẳng định họ chuyển giao cho BVĐK Hòa Bình 5 kỹ thuật liên quan đến lọc máu theo đúng quy trình của Bộ Y tế, trong đó có kỹ thuật xử lý nước. Và theo Phó Giám đốc BV Bạch Mai, trong danh sách BV Bạch Mai gửi HĐXX có 5 kỹ thuật viên và 3 bác sỹ của BVĐK Hòa Bình tham gia khóa học, các học viên đạt điểm toàn 8-9, đạt trình độ có thể vận hành hệ thống máy lọc thận.

Ngoài chuyển giao về kỹ thuật và cách thức vận hành hệ thống lọc thận, BV Bạch Mai yêu cầu BV Hòa Bình phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về mặt nhân lực. Theo ông Thông, BVĐK Hòa Bình đã cử một kíp đi học. BV Bạch Mai khi chuyển giao không bắt buộc bên nhận chuyển giao phải có kỹ sư. “Việc chuyển giao chúng tôi đã làm nhiều nơi, ngay BVĐK Hòa Bình cũng đã làm rất tốt. Chúng tôi chỉ đưa ra chất lượng nước như thế nào, còn bệnh viện nhận bàn giao phải tự chịu trách nhiệm về việc ai chịu trách nhiệm chất lượng nước như thế nào”, ông Phạm Minh Thông nói.

Trước đó, trong phiên làm việc buổi sáng, đại diện VKS hỏi ông Hoàng Công Tình (Phó Trưởng khoa hồi sức, BVĐK Hòa Bình) – chú ruột bị cáo Hoàng Công Lương. Trả lời câu hỏi của kiểm sát viên về nhiệm vụ của Hoàng Công Lương tại Đơn nguyên lọc máu (thận nhân tạo), ông Tình cho biết Lương là bác sĩ điều trị, được giao và được phép ra y lệnh chạy thận như 2 bác sỹ khác trong khoa này. Và theo lời Phó trưởng khoa Hồi sức, để tiến hành chạy thận cho bệnh nhân cần kết hợp nhiều bộ phận. Trước hết, điều dưỡng viên khởi động hệ thống RO, quan sát đồng hồ để đo chỉ số an toàn. Khi các điều kiện về bệnh nhân được đảm bảo, máy móc ổn định thì bắt đầu quá trình kết nối máy với bệnh nhân. Lúc đó, bác sĩ ra y lệnh chung là bắt đầu chạy thận./.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.