Vụ 213 container hàng lậu “mất tích” tại cảng Cát Lái: Sai phạm “tày trời”, xử lý qua loa

Một góc cảng Cát Lái, quận 9, TP HCM
Một góc cảng Cát Lái, quận 9, TP HCM
(PLO) - 213 container chứa hàng lậu biến mất khỏi cảng nhưng đã một năm qua kể từ khi phát hiện, vụ việc đã không được cơ quan quản lý và ngành hải quan TP HCM xử lý triệt để dù Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã hai lần chỉ đạo xử lý nghiêm. 

Chính phủ hai lần chỉ đạo 

Ngày 16/7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan kiểm điểm lại trách nhiệm người đứng đầu Cục Hải quan TP HCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 vì để 213 container hàng quá cảnh “mất tích”. 

Trong công văn chỉ đạo, Phó Thủ tướng nêu rõ: “Yêu cầu thực hiện lại việc kiểm điểm trách nhiệm sau khi xem xét báo cáo của Bộ Tài chính về kết quả xử lý cán bộ, công chức có liên quan. Cần xem xét có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với lãnh đạo Cục Hải quan TP HCM, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn theo đúng quy định của pháp luật. Báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 1/9/2018”. 

Đây là lần thứ 2, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan phải xem xét lại hình thức kiểm điểm trách nhiệm đối với người đứng đầu Cục Hải quan TP HCM và đơn vị liên quan đến vụ “mất tích” 213 container hàng cấm tại Cảng Cát Lái, TP HCM. Trước đó là chỉ đạo vào tháng 3/2018.

Trong thông báo của mình vào đầu năm nay, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho rằng vụ việc “mất tích” 213 container “ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỷ cương và pháp quyền của ngành Hải quan khi cán bộ trực tiếp dính líu và tiếp tay cho hàng lậu, hàng cấm tiêu thụ”. Tuy nhiên, đã một năm qua, vụ việc vẫn không được cơ quan quản lý của ngành Hải quan xử lý triệt để kể từ khi phát hiện năm 2017.

Công văn chỉ đạo lần 2 của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Công văn chỉ đạo lần 2 của Phó Thủ tướng Thường trực        Trương Hòa Bình

“Con voi chui lọt lỗ kim”

Sự việc bắt nguồn từ giữa năm 2015, cơ quan chức năng phát hiện 213 container quá cảnh qua cảng Cát Lái, trung chuyển bằng đường bộ xuất đi Campuchia. Lô hàng này sau đó được đem khỏi cảng nhưng không có hồ sơ xuất. 

Sau đó, Tổng cục Hải quan đã chủ động thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập tại một số cục hải quan tỉnh, thành khu vực trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Từ đó đã kết luận: Vào giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái (quận 9, TP HCM - cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó tái xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến). Tuy nhiên, số container trên đã được doanh nghiệp vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng không được đưa đến cửa khẩu xuất theo quy định mà được xé lẻ tiêu thụ ngay tại nội địa. 

Được biết, toàn bộ số hàng trong 213 container tạm nhập tái xuất vào Việt Nam là hàng điện tử, thiết bị điện tử đã qua sử dụng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng chủ yếu là nồi cơm điện, tủ lạnh, điều hòa và thiết bị điện cũ... 

Trong khi đó, toàn bộ 56 doanh nghiệp đăng ký vận chuyển quá cảnh đã không còn hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký doanh nghiệp khi cơ quan chức năng tìm đến.

Vụ việc được Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính nêu rõ “có bàn tay đạo diễn” của cán bộ hải quan trong khi thi hành công vụ đã xóa dữ liệu hải quan (BOA - hệ thống xác nhận hàng hóa quá cảnh đã làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu nơi đi) trên hệ thống để thuận lợi hóa cho việc tiêu thụ hàng lậu.

Liên quan đến vụ việc này, vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Bộ Công an (C46) đã bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Lâm (công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1, Cục Hải quan TP HCM) và ông Trần Thanh Tùng (công chức Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh).

Kết luận ban đầu cho thấy, ông Lâm đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, cố ý không thực hiện đúng các quy định của ngành Hải quan, tiếp tay cho một số người lợi dụng chính sách trung chuyển, quá cảnh hàng hóa để nhập hàng cấm từ nước ngoài vào tiêu thụ ở Việt Nam. Ông Tùng đã biết nhưng không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, không quản lý seal theo quy định của Tổng cục Hải quan gây hậu quả nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, xác minh 213 container bị mất tích, các cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ hơn 100 container hàng hóa có hình thức vi phạm tương tự nói trên.

Sai phạm nghiêm trọng vẫn “hoàn thành nhiệm vụ”

Đầu tháng 3/2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có công văn yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xử lý, quy trách nhiệm người đứng đầu Cục Hải quan TP HCM khi xảy ra vụ việc nêu trên và yêu cầu báo cáo vào cuối tháng 3.

Tuy nhiên, hết tháng 3/2018, theo thông tin từ Bộ Tài chính, Cục Hải quan TP HCM đã báo cáo xử lý trách nhiệm chỉ có 29 cán bộ công chức, viên chức trực tiếp dính líu vào vụ việc bị thi hành kỷ luật (khiển trách và hạ mức phân loại cán bộ), chưa có cán bộ nào là lãnh đạo của Cục Hải quan TP HCM bị xem xét trách nhiệm và chịu trách nhiệm liên đới.

Dư luận đang đặt câu hỏi, trách nhiệm chính của những người đứng đầu đơn vị ngành Hải quan TP HCM ở đâu sau sai phạm “tày trời” trên? Tuy nhiên, những cán bộ công chức này lại chỉ chịu hình thức kỷ luật nhẹ nhàng: Ba lãnh đạo Chi cục và 3 đội trưởng của Hải quan theo các thời kỳ có liên quan trực tiếp đến vụ việc bị hạ một mức phân loại (từ hoàn thành xuất sắc xuống mức hoàn thành tốt nhiệm vụ), người nặng nhất bị hạ 2 bậc lương, xuống còn “hoàn thành nhiệm vụ”. Xa hơn, trách nhiệm của Cục Hải quan TP HCM ở đâu khi để xảy ra chuyện “mất tích” hàng trăm container và thống nhất đưa ra hình thức kỷ luật như đã nêu trên?

Với báo cáo xử lý trách nhiệm trên của Cục Hải quan TP HCM, Bộ Tài chính nhìn nhận: Kết quả xử lý của Cục Hải quan TP HCM mức xử lý chưa nghiêm khắc, chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa sai phạm, chưa tương xứng với hậu quả xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Đọc thêm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều địa phương đã chuyển động tích cực trong giải phóng mặt bằng

Bộ Xây dựng kiến nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo PLVN, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt cho biết, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau khi trình Bộ Xây dựng và Chính phủ thông qua, hồ sơ dự án đã bàn giao cho các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư phục vụ thi công vào năm 2026.

'Siết' hàng giả trên môi trường số, Bộ Công Thương sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý giao dịch thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình các nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trên môi trường số. Để tăng cường quản lý lĩnh vực này, Bộ sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử, dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình trong Kỳ họp thứ 10.

Phê duyệt bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC

VEC cần bổ sung vốn để đủ điều kiện huy động vốn nhằm thực hiện đầu tư các dự án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc quyết định phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nâng tổng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng đến hết năm 2026, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 2: Xây dựng hệ thống thuế hiện đại, minh bạch

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ là một trong nhiều bước trong lộ trình xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch.
(PLVN) - Sau nhiều năm tồn tại như một công cụ thu thuế mang tính ước lượng, thuế khoán (TK) đang dần được thay thế bởi cơ chế khai thuế và nộp thuế theo doanh thu thực tế. Đây không chỉ là bước chuyển mình của chính sách thuế, mà còn là phép thử đối với năng lực quản trị, tính minh bạch và khả năng thích nghi của hệ thống quản lý nhà nước và hàng triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể trên cả nước…

Kỳ 1: Kinh tế tư nhân Lào Cai - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại Chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Từ một khu vực từng bị xem là “manh mún, nhỏ lẻ”, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp sức cho hành trình vươn lên của tỉnh, từng bước đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch năng động vùng Tây Bắc.

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.

Cục Hải quan hoàn thành chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới chỉ trong 15 ngày

Tại buổi gặp mặt Phó Cục trưởng Trần Đức Hùng đã thông tin về một số kết quả của ngành Hải quan 6 tháng năm 2025. (Ảnh HP)
(PLVN) - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, chỉ sau 15 ngày Quyết định số 382/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (từ 1/3/2025 đến 0 giờ ngày 15/3/2025), toàn bộ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị bên trong Cục Hải quan đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đầu tư hơn 251 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trường THPT Chu Văn An

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) vừa mới phát đi thông báo mời thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An với tổng mức đầu tư 251,591 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Quận.

Liên danh Công ty Khánh Hòa - Miền Trung trúng gói thầu hơn 976 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa vừa mới công bố kết quả trúng thầu Gói thầu số 11 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án thành phần 1 Dự án Xây dựng đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh thuộc Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh có giá trúng thầu hơn 976,73 tỷ đồng.

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025

Nhiều dự án trọng điểm được các tỉnh Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ. (Trong ảnh: Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại tỉnh Bình Dương)
(PLVN) - Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, “bức tranh” kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, để cán đích tăng trưởng hai con số như mục tiêu đề ra, các địa phương trong vùng đang tăng tốc triển khai hàng loạt giải pháp mang tính căn cơ, quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Hà Nội: Đấu thầu gói thầu xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (Long Biên) gần 600 tỷ đồng

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang tổ chức triển khai đấu thầu rộng rãi qua mạng gói thầu 01/XL Thi công xây dựng hầm (bao gồm cả thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông đồng bộ) thuộc Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên, TP. Hà Nội có giá trị gần 600 tỷ đồng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Phân cấp, phân quyền phải 'rõ người, rõ việc', không để 'giao quyền mà không giao lực'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi rà soát 1.055 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã làm rõ hơn 1.000 thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, trong đó 500 thẩm quyền thuộc trách nhiệm của bộ trưởng. Việc phân cấp, phân quyền không chỉ để chia việc, mà nhằm kiến tạo tư duy quản lý mới, hiệu quả, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm và nguồn lực, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và thiếu rõ ràng trong thực thi.

Công ty Xây dựng Cát Hải trúng 2 gói thầu hơn 407 tỷ đồng tại Hà Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Cát Hải trúng cả 2 gói thầu thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị của 2 dự án nhà ở xã hội (Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tại TP. Phủ Lý. Tổng giá trị trúng thầu của cả 2 gói thầu là hơn 407 tỷ đồng.