Vụ 2 triệu lít xăng “bẩn” ở Nghệ An: Quản lý thị trường ở đâu?

Xe bồn chở dung môi từ miền Nam về để pha chế xăng “bẩn” bị tạm giữ
Xe bồn chở dung môi từ miền Nam về để pha chế xăng “bẩn” bị tạm giữ
(PLO) - Là lực lượng chuyên trách thực hiện phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Thế nhưng, đến khi cảnh sát và Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phát hiện hơn 2 triệu lít xăng kém chất lượng thì quản lý thị trường mới biết. 

Xảy ra gian lận nghiêm trọng 

Vụ hơn 2 triệu lít xăng A92 kém chất lượng vừa bị công an và Sở KH&CN Nghệ An phát hiện, đối tượng Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi) và Nguyễn Văn Kỳ (52 tuổi) cùng trú xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Nguyễn Văn Tuấn là Giám đốc Cty TNHH Thương mại Kỳ Phương; Nguyễn Văn Kỳ là người quản lý Cty TNHH Thương mại Sáu Hằng, cùng đóng ở huyện Diễn Châu. Từ tháng 9/2017, Tuấn và Kỳ đã mua dung môi về pha với xăng A92 thật và các dung dịch, chất tạo màu để “sản xuất” xăng A92 kém chất lượng bán ra thị trường. 

Theo tài liệu cũng như khai nhận, Kỳ mua 40.000 lít dung môi, còn Tuấn mua 40.000 lít nhưng thực tế là 180.000 lít dung môi tại các tỉnh miền Nam về để pha chế với công thức 50% xăng A92 + 50% dung môi + chất tạo màu = xăng kém chất lượng (xăng “bẩn”). Mỗi lít xăng “bẩn” bán ra thị trường lãi từ 3.500-4.000 đồng/lít, với 2 triệu lít xăng A92 “bẩn”, các đối tượng liên quan đã thu lợi bất chính hơn 2 tỷ đồng từ người tiêu dùng. Thanh tra Sở KH&CN tỉnh Nghệ An đã gửi các mẫu phẩm tại các cây xăng do hai Cty trên cung cấp bán ra thị trường để kiểm định.

Kết quả của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 2 cho thấy 11/12 mẫu xăng thử nghiệm không đạt chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học theo tiêu chuẩn QCVN 1:2015/BKHCN. Theo đó, có đến 11 mẫu thử không đạt chỉ tiêu chất lượng về trị số Octan - đại lượng đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của xăng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ nguyên chất của xăng A92 chưa đến 50%. 

Trước sự việc nghiêm trọng trên, ngày 25/10, Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An để đánh giá tình hình, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng. Bộ Công Thương cũng có công văn về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. 

Điều đáng nói, sự việc vô cùng nghiêm trọng nhưng lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An không hề hay biết cho đến khi sự việc được cảnh sát phối hợp các ngành đưa ra ánh sáng vụ này. 

Chỉ chấn chỉnh trách nhiệm

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Nghệ An cho biết, thời gian qua lực lượng này mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra giấy tờ và việc chấp hành pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu chứ không lấy mẫu đi kiểm nghiệm.

Đối với 12 cây xăng bị phát hiện tiêu thụ xăng “bẩn” tại các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa do Đội QLTT số 9 phụ trách. Ngày 20/10, Chi cục này mới ban hành văn bản đẩy mạnh kiểm tra tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Công khai danh tính các cây xăng vi phạm, Chi cục QLTT cũng đã tập hợp 12 đội QLTT để chấn chỉnh lại công tác thanh, kiểm tra. 

Ông Trần Đăng Ninh, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi  cục QLTT Nghệ An thì cho rằng, để xảy ra vụ việc như vừa qua cũng thấy rằng việc theo dõi nắm bắt tình hình trên thị trường của các Đội chưa tốt nên hiệu quả đấu tranh trong việc xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu chưa được tốt.

Trước đó, ngày 28/7, Chi cục QLTT Nghệ An cũng đã có Kế hoạch 467 về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp đó, ngày 20/9, đơn vị tiếp tục có Công văn 602 tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học đối với mặt hàng xăng dầu.

Với vấn đề này, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Nghệ An Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, sớm xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật. Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an Nghệ An khẩn trương mở rộng điều tra, kết luận xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, với chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc quản lý nhà nước phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm nhưng không biết QLTT Nghệ An ở đâu trong vụ xăng “bẩn” này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này. 

Đọc thêm

Hệ thống pin ô tô điện tích hợp thiết bị chữa cháy

Hệ thống pin ô tô điện tích hợp thiết bị chữa cháy (Ảnh: Hyundai Mobis)
(PLVN) - Trong bối cảnh tiêu chuẩn an toàn đối với xe điện ngày càng khắt khe, Hyundai Mobis vừa công bố công nghệ pin tiên tiến có khả năng dập lửa tức thì khi xảy ra cháy pin. Đây là hệ thống đầu tiên trên thế giới giúp ngăn chặn hiệu ứng "nhiệt chạy lan" – một trong những nguyên nhân chính gây cháy nổ xe điện.

Thời của trí tuệ nhân tạo: OCOP Hà Nội phải 'chuyển mình' để vươn xa

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi cách tạo ra giá trị và thị trường toàn cầu ngày càng khắt khe, chương trình OCOP không thể tiếp tục bằng lòng với số lượng mà cần phải tập trung vào phát triển sản phẩm từ cách kể câu chuyện, phân phối  sản phẩm cho tới mở rộng thị trường.

6 sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống của Bánh mứt kẹo Bảo Minh đạt chuẩn OCOP 4 sao

Đông đảo các đại biểu và người dân tham quan, thưởng thức các loại sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao tại Hội nghị.
(PLVN) -  Giữ vững niềm tự hào là thương hiệu bánh kẹo truyền thống hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh vừa ghi dấu ấn  tượng tại Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024, khi có tới 6 sản phẩm tiêu biểu được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

TP HCM nắng nóng, tiêu thụ điện tăng cao

TP HCM nắng nóng, tiêu thụ điện tăng cao
(PLVN) - Tổng công ty Điện lực TP HCM cho biết, sản lượng điện tiêu thụ bình quân 1 ngày trong 10 ngày đầu tháng 4/2025 của TP HCM đạt 88,25 triệu kwh/ngày, tăng hơn 1,9 triệu kWh/ngày so với 10 ngày cuối tháng 3/2025, tương đương tăng 2,21%. Trong đó ngày 10/4/2025 ghi nhận mức cao nhất tính từ đầu năm, đạt 95,58 triệu kwh/ngày.

Bộ Công Thương nói gì về vụ phát hiện kho sữa giả khủng?

Bộ Công Thương nói gì về vụ phát hiện kho sữa giả khủng?
(PLVN) - Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, hiện dư luận quan tâm về công tác quản lý thị trường đối với vụ việc này.