VPBank 2017: Tăng trưởng bền vững nhờ chiến lược linh hoạt và quản trị rủi ro tốt

(PLO) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2017 với kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng, cho thấy hiệu quả và sự tăng trưởng bền vững của chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ của Ngân hàng.
VPBank 2017: Tăng trưởng bền vững nhờ chiến lược linh hoạt và quản trị rủi ro tốt

Tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 31/12/2017 của VPBank đạt 277.750 tỷ đồng, tăng 21% so với cuối năm 2016. Với việc niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE và phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào cuối quý III vừa qua, VPBank đã tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lần lượt lên mức 15.706 tỷ đồng và 29.693 tỷ đồng, tức tăng hơn 70% so với năm 2016. Bên cạnh đó, hoạt động huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của VPBank đạt hơn 199.655 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016.

 Sự tăng trưởng của các chỉ số trên đã tạo nền tảng vững chắc cho Ngân hàng trong trung và dài hạn, góp phần tạo đà tăng trưởng mạnh cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tổng thu nhập hoạt động trong năm 2017 đạt hơn 25.023 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2016. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 36%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 1.448 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2016. Các kết quả trên khiến mức tăng trưởng lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế của VPBank trong năm 2017 đạt gần 65%, tương đương 8.126 tỷ đồng và 6.438 tỷ đồng.

Chất lượng tăng trưởng của VPBank còn được thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt tương ứng 27,47% và 2,54%. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế hợp nhất trên vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2017 của Ngân hàng đạt mức trên 40%.

Kết quả kinh doanh của năm 2017 đã giúp VPBank hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2012-2017. Chính sự chuyển hướng tập trung vào các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ cách đây 5 năm đã mang lại những thành quả to lớn cho VPBank ngày nay. Doanh thu từ phân khúc khách hàng cá nhân, tài chính tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang chiếm gần 80% trong tổng doanh thu của Ngân hàng.

Điểm sáng lớn nhất của VPBank nằm ở chỗ, dù ngân hàng đang tập trung khai thác các phân khúc có nguy cơ rủi ro cao, nhưng vẫn duy trì được chất lượng tăng trưởng nhờ việc kịp thời đưa ra những chiến lược kinh doanh linh hoạt và vận hành hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả cao.

Trong năm 2017, VPBank đã trích lập hơn 8.000 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro, tương đương 30% tổng thu nhập hoạt động thuần. Bên cạnh đó, để tối đa hoá lợi nhuận, VPBank đã áp dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ. Cụ thể, trong năm 2017, Ngân hàng đã hoàn tất thu nợ được gần 3.000 tỷ đồng, trong đó có gần 1.100 tỷ đồng từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng (tính theo quy định tại Thông tư 02 của NHNN) của riêng Ngân hàng trong năm 2017 được giữ ở mức 2,33% và tỷ lệ nợ xấu hợp nhất được giữ ở mức 2,89%.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, VPBank sẽ tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động số hóa các dịch vụ và sản phẩm tài chính của Ngân hàng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và tạo động lực tăng trưởng mới cho Ngân hàng. Bên cạch việc giới thiệu các sản phẩm tài chính được số hóa, VPBank cũng sẽ tăng cường liên kết với các công ty công nghệ tài chính, các đối tác chiến lược nhằm tạo ra một hệ sinh thái tài chính đa dạng và tiện lợi hơn cho mọi phân khúc khách hàng. 

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đề xuất mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Một khu NƠXH tại phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền.

Hải Phòng: 'Trái ngọt' từ quyết sách phá bỏ chung cư cũ

(PLVN) -   Mười một năm trước, rạng sáng 19/7/2014, tại dãy nhà tập thể trên đường Lý Thường Kiệt, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, trung tâm TP Hải Phòng xảy ra một sự cố đau lòng. Lan can tầng 4 một “căn hộ” trong ngôi nhà tập thể cũ nát đổ sập xuống đường, khiến chủ căn hộ tử vong. Tai nạn thương tâm đã khiến cả Hải Phòng trăn trở.
Ảnh minh hoạ.

Điểm tựa để tháo gỡ vướng mắc

(PLVN) -   Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án theo Quyết định 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng với TP HCM vừa diễn ra; cho chúng ta thấy một số kinh nghiệm quý báu trong tháo gỡ vướng mắc.
Ảnh minh hoạ.

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.