Vostok 2018, cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại

 Vostok là các cuộc tập trận thường được Nga tổ chức 4 năm một lần
Vostok là các cuộc tập trận thường được Nga tổ chức 4 năm một lần
(PLO) -Cuộc tập trận quân sự Vostok-2018 sẽ được Nga tiến hành trong tuần này được xem là cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại.

300 ngàn binh sĩ tham gia

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cuối tháng 8 vừa qua cho biết, trong các ngày từ 11 đến 15/9 tới, Nga sẽ triển khai cuộc tập trận có tên Vostok-2018 – hay còn được gọi là cuộc tập trận Đông - 2018. 

Vostok là các cuộc tập trận thường được Nga tổ chức 4 năm một lần. Các cuộc tập trận này sử dụng các kịch bản phức tạp để kiểm tra năng lực của quân đội Nga trong việc điều hướng chiến lược ở khu vực phía đông đất nước. Ngoài các cuộc tập trận Vostok, Nga cũng luân phiên tổ chức các cuộc tập trận Kavkaz (Caucasus), Tsentr (Trung tâm), Zapad (phía Tây).

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, đây sẽ là cuộc tập trận lớn nhất của Nga kể từ sau cuộc tập trận Zapad-81 – cuộc tập trận quân sự được Liên Xô tiến hành vào năm 1981 với sự tham gia của khoảng từ 100.000 đến 150.000 binh lính. Truyền thông Nga dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu nói rằng cuộc tập trận lần này gần như mô phỏng cuộc tập trận Zapad-81, có một số điểm tương đồng với cuộc tập trận được tổ chức 37 năm trước nhưng có số lượng binh sỹ tham gia lớn hơn nhiều. 

Theo đó, ông Shoigu xác nhận cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của khoảng 300.000 binh lính là nhân sự của gần như toàn bộ các binh đoàn của Nga như Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội phía Bắc, Không quân, Binh đoàn trung tâm và Quân khu miền đông của Nga. “Ở một số khía cạnh, cuộc tập trận lần này mô phỏng cuộc tập trận Zapad-81 nhưng ở một số khía cạnh sẽ có quy mô lớn hơn”, hãng tin Tass dẫn lời ông Shoigu cho hay. 

Các lực lượng hải lục không quân đều tham dự
Các lực lượng hải lục không quân đều tham dự  

Về trang thiết bị tập trận, theo giới chức quốc phòng Nga, cuộc tập trận Vostok-2018 sẽ có sự tham gia của hơn 1.000 máy bay, trực thăng và máy bay không người lái. Ngoài ra, phía Nga cũng huy động 80 tàu chiến và tàu hậu cần cùng 36.000 khí tài như xe tăng, xe bọc thép chở binh sĩ và các phương tiện chiến đấu trên bộ khác. Tại cuộc tập trận, các nguồn tin cho biết, Nga sẽ trình làng một số vũ khí mới của nước này như tên lửa chiến lược tầm trung RSD-10 và Dự án đóng tàu sân bay 1143.

Giới chức Nga cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra tại 9 khu vực huấn luyện trên bộ thuộc Quân khu miền Đông. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu, trong số 9 khu vực huấn luyện có 5 khu vực huấn luyện chung, 4 cơ sở huấn luyện của lực lượng phòng không và không gian vũ trụ. Còn hợp phần tập trận hải quân sẽ được tiến hành ở biển Nhật Bản, biển Bering và Okhotsk.

Vẫn theo ông Sergei Shoigu, cuộc tập trận nhằm nâng cao trình độ của quân nhân trong các bài huấn luyện trên mặt đất, hải quân và không quân cũng như trong các hoạt động tác chiến ở hướng quân sự phía đông và tại các khu vực biển và đại dương trọng yếu. Theo Điện Kremlin, đích thân Tổng thống Nga Putin sẽ tới quan sát tập trận.

Trước cuộc tập trận, từ cuối tháng 8 vừa qua, Nga cũng đã bắt đầu các bài tập kiểm tra đột xuất về trình độ sẵn sàng chiến đấu của Hạm đội Thái Bình Dương và Quân khu miền đông, lực lượng lính dù Nga cùng các máy bay vận tải quân sự, máy bay tầm xa… “Các máy bay sẽ bay với năng lực tối đa, thực hiện việc tiếp nhiên liệu trong chuyến bay và thực hành hạ cánh tại các sân bay chiến thuật. Các tàu hải quân sẽ thực hiện các phương pháp điều động chiến đấu và nã đạn”, ông Shoigu cho biết thêm về dự kiến cuộc tập trận.

Theo Tass, cho đến nay, các lực lượng tham gia tập trận đã được triển khai tại các khu vực huấn luyện. Với quy mô như vậy, đây được xem là cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Trước đó, hồi tháng 9 năm ngoái, Nga cũng đã tiến hành cuộc tập trận Zapad 2017, hay còn gọi là Tây 2017. Cuộc tập trận này được tiến hành với sự tham gia của khoảng 70.000 quân nhân nhưng chỉ có khoảng 13.000 người tham gia sự kiện tập trận chính được tổ chức ở Belarus và phía tây nước Russia.

Khi được hỏi về lý do tổ chức tập trận quy mô lớn như cuộc tập trận năm nay, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng khả năng phòng thủ của đất nước trong bối cảnh quốc tế có phần khiêu khích và không thân thiện với Nga như hiện nay là cần thiết và không thể thay thế. Ông Pesko cũng cho rằng việc tập trận với quy mô như vậy là hợp lý.

Phản ứng của NATO

Trước khi cuộc tập trận diễn ra, quyền Phó phát ngôn NATO Dylan White cho biết NATO sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến của cuộc tập trận. Theo ông White, tất cả các nước đều có quyền tổ chức cho lực lượng vũ trang của họ tập trận nhưng điều quan trọng là các cuộc tập trận đó được tiến hành một cách minh bạch và có thể đoán định được.

Nga sẽ trình làng một số vũ khí mới tại cuộc tập trận
Nga sẽ trình làng một số vũ khí mới tại cuộc tập trận

NATO và Nga cũng đã trao đổi về cuộc tập trận của Nga tại một cuộc họp của Hội đồng NATO – Nga được tổ chức hồi tháng 5 vừa qua. “Các tùy viên quân sự của các nước NATO tại Moscow đã được mời quan sát cuộc tập trận. Lời mời đang được xem xét. Cuộc tập trận Vostok cho thấy sự tập trung chú ý của Nga vào việc tập dượt khả năng sẵn sàng cho các cuộc xung đột quy mô lớn. Điều này phù hợp với các hoạt động trước đó”, ông White nói thêm.

Trong khi đó, về phía Nga, Thượng tướng Alexander Fomin - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - tại cuộc gặp với các tùy tùy viên quân sự nước ngoài tại Nga hôm tuần trước khẳng định cuộc tập trận Vostok 2018 không nhằm chống lại NATO.

“Dù cuộc tập trận được tổ chức cách biên giới phía tây của Nga vài nghìn cây số nhưng đáng tiếc là trên phương tiện truyền thông phương Tây xuất hiện những thông tin sai lệch, nói rằng cuộc tập trận của Nga nhằm mục đích chống lại các quốc gia NATO và Liên minh châu Âu”, ông Fomin cho hay. Khẳng định trước các tùy viên quân sự của các nước, vị Tướng Nga khẳng định các cuộc tập trận của Nga trước đây và hiện nay hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu nào của định hướng chống NATO cũng như gây hấn.

Theo hãng tin Sputnik của Nga, NATO đã tăng cường hiện diện đáng kể tại khu  vực đông Âu sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Moscow kể từ đó đến nay nhiều lần phản đối việc NATO tăng cường lực lượng quân sự ở khu vực, cho rằng động thái như vậy có thể làm suy yếu sự cân bằng trong khu vực và dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Các cuộc tập trận của các bên có thể khiến hoạt động quân sự của đối tác gia tăng. Ví dụ, chỉ ít ngày trước khi Nga kết thúc cuộc tập trận Zapad-2017, hàng nghìn binh lính Ba Lan và NATO cũng đã được huy động tham gia một cuộc tập trận phòng thủ quy mô lớn ở phía bắc Ba Lan.

Cũng tại cuộc tập trận lần này, ở một số giai đoạn, quân đội Nga đã mời các đơn vị Trung Quốc và Mông Cổ tham gia. Trong đó, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, quân đội Trung Quốc sẽ tham gia bài diễn tập chính trong tập trận Vostok-2018 tại khu vực huấn luyện Tsugol, quân khu miền Đông với lực lượng lên tới 3.500 người, 30 máy bay và hơn 900 thiết bị quân sự khác. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc được mời tham gia cuộc tập trận. Từ ngày 3/9, một số khí tài của Trung Quốc như xe tăng chiến đấu Nhóme 99 đã lên đường tới Nga.

Phát biểu tại một cuộc họp báo mới đây, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, sự tham gia của Trung Quốc tại cuộc tập trận này cho thấy sự mở rộng tương tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực.

Theo ông Alexander Gabuev – một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Carnegie Moscow, quy mô của cuộc tập trận là việc đáng chú ý nhưng việc Trung Quốc tham gia tập trận lần này cũng là một tình tiết đáng chú ý, dù sự tham gia của binh lính Trung Quốc tại Vostok-2018 có thể chỉ hạn chế ở khu vực biên giới của Trung Quốc, Nga và Mông Cổ.  

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.