Vốn chính sách giúp Cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo

(PLVN) - Sau những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những Cựu chiến binh trên toàn tỉnh Lạng Sơn lại cùng nhau phát triển trên mặt trận kinh tế, giúp nhau giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua các cấp Hội Cựu chiến binh.

Hiện nay, Hội Cựu chiến binh tỉnh đang quản lý 359 Tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 11 nghìn hộ vay, tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho 15 chương trình tín dụng đạt trên 422 tỷ đồng (chiếm 14,9% tổng dư nợ ủy thác). Các hội viên vay vốn đều có ý thức sử dụng vốn, đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế như: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ…

Hội viên CCB xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng sử dụng vốn vay ưu đãi để phát triển nuôi ong
Hội viên CCB xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng sử dụng vốn vay ưu đãi để phát triển nuôi ong

Điển hình như gia đình Cựu chiến binh Hà Văn Dân (thôn Chợ Bãi 1, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan) - một trong những hộ đã xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Ông Dân cho biết: “Rời quân ngũ với hai bàn tay trắng, gia đình tôi duy trì nghề sản xuất cao khô truyền thống nhưng trước đây chỉ làm thủ công nên hiệu quả và năng suất không cao. Năm 2015, nhờ vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình tôi có vốn đầu tư máy móc và mở rộng sản xuất. Hiện nay mỗi ngày gia đình đều làm được trên 1.500 bó cao khô xuất bán ở trong và ngoài tỉnh, thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 6 lao động”.

Không chỉ gia đình ông Dân, thời gian qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều gia đình Cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tiêu biểu như mô hình trồng cây ăn quả của ông Dương Ngọc Đại (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm, mô hình kinh doanh dịch vụ tổng hợp mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng/năm của ông La Văn Mậu (thôn Nam, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan), mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả của ông Vi Văn Oanh (xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia) đem lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm… 

Ông Trần Văn Vẩn - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh - cho biết: Để nguồn vốn tín dụng chính sách đưa vào sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, Hội Cựu chiến binh đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác gắn với triển khai thực hiện nguồn vốn vay ủy thác. Trong đó, chú trọng tuyên truyền các chương trình cho vay ưu đãi đến hội viên. Hằng năm, cán bộ hội các cấp đều tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý, sử dụng vốn vay. Tính riêng trong năm 2018, Hội đã tổ chức lồng ghép được 51 lớp tập huấn với 556 lượt cán bộ hội tham dự. Đồng thời tuyên truyền, vận động hàng trăm lượt hội viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tế sản xuất.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát được Hội đặc biệt quan tâm, chú trọng. Theo đó, từ năm 2018 đến nay, Hội Cựu chiến binh tỉnh kiểm tra được 100% hội cấp huyện, thành phố, 17/160 cơ sở hội xã, phường, thị trấn, 37 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 85 hộ còn dư nợ. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý vốn vay, Hội đưa nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác vào kế hoạch thi đua hằng năm và triển khai đến 100% cơ sở hội.

Qua kiểm tra, các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, nhờ có nguồn vốn tiếp sức, từ năm 2002 đến nay, Hội đã giúp hơn 1.000 hộ gia đình hội viên Cựu chiến binh thoát nghèo có cuộc sống ổn định, nhiều hộ vươn lên khá, giàu; góp phần vào giảm tỷ lệ hộ gia đình hội viên nghèo hằng năm từ 2,5% - 3%. Tính đến nay, có hơn 1.300 mô hình kinh tế của hội viên Cựu chiến binh đem lại hiệu quả cao (từ 100 - 500 triệu đồng/năm); tạo việc làm cho hơn 1.700 lao động là hội viên Cựu chiến binh và con em, người thân Cựu chiến binh.

Ông Phạm Mạnh Hà - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh - cho biết: Những năm qua, Hội Cựu chiến binh đã tích cực hỗ trợ hội viên CCB nghèo vay vốn phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Từ sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Cựu chiến binh và Ngân hàng Chính sách xã hội trong triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác ủy thác, nguồn vốn không chỉ được đưa đến đối tượng thụ hưởng kịp thời mà chất lượng tín dụng cũng được nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chỉ chiếm 0,09% (thấp hơn mức cho phép).

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.