Vô sinh – Đừng tuyệt vọng: Đoạn kết trong mơ của người phụ nữ 20 năm khát khao tìm “mầm sống”

Ảnh vợ chồng chị Thủy hạnh phúc bên 2 thiên thần của mình
Ảnh vợ chồng chị Thủy hạnh phúc bên 2 thiên thần của mình
(PLO) -Ròng rã 20 năm, chị Đinh Thị Bích Thủy (Hà Nội) không nhớ hết bao nhiêu lần rơi vào trạng thái tuyệt vọng trong hành trình tìm kiếm cơ hội để có được mụn con. Cùng với tiến bộ của khoa học, khát vọng, giấc mơ của chị Thủy cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng bằng hai “thiên thần” nhỏ. 

Chồng là động lực để vượt qua mặc cảm

Chị Thuỷ cho biết, chị kết hôn năm 1995, tuy nhiên, hạnh phúc chưa trọn vẹn vì sau mấy năm hai vợ chồng vẫn chưa thể có đứa con đầu lòng. Kết quả kiểm tra sức khỏe hai vợ chồng vẫn hoàn toàn bình thường tuy nhiên không rõ vì sao hai người vẫn chưa có con.

Không tìm ra nguyên nhân, áp lực hôn nhân, gia đình khiến chị Thủy luôn bồn chồn lo lắng, nhiều lúc rơi vào trạng thái trầm cảm. Thậm chí, đã có những lúc hai vợ chồng chị nghĩ đến việc giải thoát cho nhau để kiếm tìm hạnh phúc mới. Tuy nhiên, chồng chị Thủy luôn thấu hiểu và động viên chị vượt qua tất cả. 

Ước mơ có được một đứa con không ngừng thôi thúc nên nghe ai giới thiệu ở đâu chữa hiếm muộn chị đều tìm tới. Thậm chí, nghĩ rằng công việc lúc đó đang làm dù cho thu nhập rất cao nhưng có yếu tố độc hại, chị Thủy sẵn sàng bỏ việc ở nhà kinh doanh để hi vọng thay đổi môi trường sống sẽ có hi vọng. 

“Đi bắt mạch, có thầy bảo lạnh tử cung, nội tiết kém, khí huyết không lưu thông... nên tôi theo suốt mấy năm liền. Thời gian này, cả hai vợ chồng đều làm công nhân, lương ba cọc ba đồng nhưng vẫn cố theo đến cùng. Nhìn người ta có con vui vẻ còn mình mãi vẫn không có tin gì nên buồn lắm”, chị Thuỷ kể lại.

Năm 2000, bác sĩ khuyên chị Thuỷ nên mổ để thông hai vòi trứng, dù trước đó đi khám không vấn đề gì. Sau khi mổ xong được 3 tháng, chị Thuỷ thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ nhưng lúc này chị đơn thuần nghĩ: “Mình khó khăn như này chắc gì đã có bầu” nhưng một thời gian sau chị đau bụng, ra máu, đi khám thì bác sĩ cho biết chị mang thai ngoài tử cung. 

Mất con, sức khoẻ chị giảm sút, đúng lúc công việc kinh doanh của chồng lại không được thuận buồm xuôi gió nên các mối quan hệ trong gia đình luôn căng thẳng. Thậm chí, có người còn cho rằng những điều xui xẻo đó là do chị Thuỷ không sinh được con. Điều này càng khiến chị Thuỷ trở nên trầm cảm nặng, buồn bã, chán nản. 

Thế nhưng, chồng chị Thuỷ vẫn bên cạnh vợ, động viên vợ cùng cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn. Chị Thuỷ cho biết, trong suốt hành trình mòn mỏi chữa bệnh, vợ chồng chị luôn bắt kịp thời đại ứng dụng những biện pháp tiên tiến nhất của khoa học nhưng hết lần này đến lần khác đều thất vọng. 

“Hai vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần lắm. Lần nào đi làm về đến chu kỳ chị cũng mua rất nhiều que thử thai về thử, sáng thử, trưa thử, tối lại thử tiếp, có ngày chị nóng ruột thử đến mười mấy lần nhưng tất cả đều thất bại. Những lần như này cả hai vợ chồng chán lắm, chả ai nói với ai câu nào”, chị Thuỷ đượm buồn nhớ lại.

Cứ mỗi lần thất bại, chị Thuỷ lại rơi vào trạng thái thất vọng, chán nản, muốn bỏ cuộc. Nhưng một thời gian, nhìn bạn bè có con, trong lòng người đàn bà hiếm muộn, khao khát làm mẹ càng mãnh liệt hơn, vợ chồng chị lại quyết định “cố lần nữa”. Để yên tâm hơn chồng chị còn thuê nhà ngay cạnh bệnh viện để tiện cho việc thăm khám nhưng kết quả “không vẫn hoàn không”.

Tuy nhiều lần thất bại, nhưng ước muốn có con vẫn đau đáu, chị Thủy kể: “Nhiều lần thụ tinh không được, tôi đã nghĩ tới việc nhờ người mang thai hộ, tôi chấp nhận nuôi con của chồng mình với người khác miễn sao có một mụn con”. 

Nhưng đúng là vận xui chưa hết, bởi khi vận động được người đồng ý mang thai hộ thì người đó lại phát hiện có bệnh trong người nên đành phải hoãn lại kế hoạch. 

Thất bại nhiều lần, mọi cố gắng của hai vợ chồng đều vô ích khiến chị Thuỷ hoang mang, nghĩ rằng bản thân mình không có duyên với con cái, vì vậy, có thời gian không còn mặn mà với việc sinh con nữa. 

Đoạn kết ngọt ngào

Năm 2012, một lần nữa mong muốn có được mụn con lại trỗi dậy trong suy nghĩ của vợ chồng chị Thủy. Thông qua người quen giới thiệu chị Thuỷ đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để thụ tinh ống nghiệm. Cũng như những lần trước, chị Thuỷ hồi hộp chờ đợi đến ngày thử. Nhưng vẫn thất bại.

“Sau khi thất bại thêm lần nữa, tôi không còn hy vọng gì nữa. Tuy nhiên được bác sĩ động viên tôi tiếp tục thụ tinh nhưng thú thật trong lòng tôi không có hy vọng gì. Trước khi đặt phôi một tháng, tôi còn phải phẫu thuật cắt bỏ khối u nên không nghĩ rằng mình có thể mang thai. Miệng cười nói nhưng thú thực trong lòng tôi rất đau khổ vì con cái mãi không đến bên mình…”, chị Thuỷ nhớ lại

Bẵng đi một thời gian, một người quen của chị Thuỷ đi thụ tinh đạt kết quả tốt, chị Thuỷ vui mừng và bắt đầu nhen nhóm lại hy vọng.

Chị Thủy kể lại, khi đến viện mặt cứ buồn thiu, ai cũng thấy được nỗi buồn trên mặt, kể cả lúc cười. Nghe lời bác sỹ tư vấn, chị Thủy chỉ ậm ừ làm theo chứ gần như không có chút hi vọng nào. 

Khi chuẩn bị tiến hành đặt phôi thì phát hiện khối u nhỏ trong tử cung nên lại phải phẫu thuật cắt bỏ. Lúc này, chị Thủy cảm thấy hơn cả tuyệt vọng. 

Thấy được hoàn cảnh của chị như vậy nên y, bác sỹ ở bệnh viện cũng tích cực động viện chị Thủy kiên nhẫn chờ đợi đến chu kỳ sau. Đến ngày thứ 10 sau khi đặt phôi, chị Thủy có nhờ chồng đổi vía mua duy nhất 1 que thử. 

Tuy nhiên, chị Thủy ngập ngừng không muốn thử vì chị không đủ dũng cảm để đối diện thêm 1 lần thất bại nữa, đã quá nhiều lần chị hi vọng rồi lại thất vọng, cũng nhiều lần phải ngất xỉu trong nhà vệ sinh vì kết quả không như ý muốn. 

Phó mặc cho số phận lần nữa, không ngờ que thử báo hiệu “tin vui”, khiến vợ chồng chị Thủy hết sức hân hoan, để chắc chắn còn chụp hình gửi cho bác sỹ thẩm định lại. Để chắc chắn hơn vợ chồng chị tức tốc tới bệnh viện thăm khám, kết quả ngoài mong đợi chị đã đậu 2 phôi thai liền. 

Nghe bác sỹ thông báo tin vui, vợ chồng chị Thủy còn không dám tin vào sự thực bởi suốt 20 năm chờ đợi đã lấy đi quá nhiều hi vọng của vợ chồng chị đến nỗi dường như chai sạn. Thậm chí, chị Thủy mang thai tới tháng thứ 5 vợ chồng chị mới thực sự tin rằng mình sắp có con.  

Nhớ lại thời khắc sinh con, chị Thủy cho biết, nhìn 2 “thiên thần” là thành quả 20 năm chạy chữa chị hạnh phúc mà không thể nói lên lời, cả nhà mấy chục người ở ngoài ngóng đợi từng giây, còn chồng chị vì quá vui sướng mà quên ăn, quên ngủ, cả ngày chỉ quấn quýt với 2 đứa bé. 

Sinh các con được 1 tháng cũng là kỷ niệm 20 năm ngày cưới của vợ chồng chị Thủy. Từ ngày có con, chị Thủy dành toàn bộ thời gian để chăm lo cho chúng, sáng dậy lo cho con ăn, chơi cùng con, buổi tối sau khi con ngủ lại lo dọn dẹp để ngày mai các con thức dậy có chỗ chơi sạch sẽ, bọn trẻ cứ quấn lấy mẹ nên không còn thời gian đi đâu nữa nhưng chị thấy vui và hạnh phúc.

Dù bận rộn cả ngày vì lo con từng bữa ăn giấc ngủ nhưng trong ánh mắt chị Thuỷ chúng tôi nhận ra mọi mệt mỏi đều được xua tan thay vào đó niềm vui, hạnh phúc, một nụ cười tươi rói luôn nở trên môi đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực không biết mệt mỏi suốt 20 năm ròng đi tìm kiếm “mầm sống” cho gia đình.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

(PLVN) -  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (15/11- 22/11) toàn thành phố ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

Đọc thêm

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...