Vợ chồng bất hòa vì... bình đẳng

Trở về sau một tháng đi công tác, nhìn căn nhà bừa bộn không hề được dọn dẹp, Thái hiểu rằng thế là Như đã làm đúng "thỏa thuận" giữa hai vợ chồng.

Trở về sau một tháng đi công tác, nhìn căn nhà bừa bộn không hề được dọn dẹp, Thái hiểu rằng thế là Như đã làm đúng "thỏa thuận" giữa hai vợ chồng.

Là một cô gái hiện đại nên khi lấy Thái làm chồng, Tố Như (ở khu Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội) xác định rõ: Việc cơ quan cô phải làm như chồng, 8 tiếng đồng hồ một ngày, thì việc nhà cũng phải phân chia thật bình đẳng.

Cưa đôi việc nhà

Vợ chồng Như ở riêng trong một căn hộ. Họ chưa có con cái, hai vợ chồng đi làm cả ngày đến tối mới về nên việc nhà cũng chẳng có gì nhiều. Một tuần cùng lắm cũng chỉ hai đến ba bữa tối họ ăn ở nhà, hôm nào về muộn thì đi ăn ngoài. Việc dọn dẹp nhà cửa được dành cho ngày nghỉ cuối tuần.
Thực ra với những việc đó, chỉ cần hai vợ chồng cân đối thời gian, hay chung tay làm một tí là xong. Nhưng Như vẫn dứt khoát phân chia rõ ràng. Cô nhận nấu cơm các buổi tối, còn Thái phải lau dọn nhà cửa. Cô bảo chia thế là Thái “lãi” vì cả tuần mới phải lau nhà một lần, còn cô tối nào cũng phải nấu cơm. Từ đó, vợ chồng Như cứ việc ai người ấy làm và chắc sẽ không có vấn đề gì nếu không có chuyện Thái phải đi công tác nước ngoài một tháng.

Trong thời gian chồng đi công tác, Như sang nhà mẹ ăn cơm rồi chỉ việc về ngủ. Việc lau dọn nhà cửa, Như quyết không làm vì đó là việc của chồng. Nhà bẩn, bừa bộn cô cũng mặc, chỉ nhón chân đi tránh những chỗ bẩn để vào giường ngủ mỗi tối.
Mô tả ảnh.
“Đừng ép buộc mà hãy tìm cách để chồng tự nguyện làm giúp vợ việc nhà, hay cả hai người cùng làm chung. Lúc ấy không khí gia đình sẽ tràn ngập hạnh phúc, yêu thương vì có sự cảm thông, chia sẻ giữa hai vợ chồng”

Sau một tháng đi công tác về, đang lúc giữa trưa lại tiện đường qua nhà, Thái rủ luôn mấy đồng nghiệp ghé vào chơi, uống vài cốc bia. Vừa mở cửa, Thái tưởng mình vào nhầm nhà vì khi anh đi thì ngăn nắp sạch sẽ, nhưng giờ giống như một bãi chiến trường: bụi bẩn trên sàn nhà, bàn ghế, rác và vỏ đồ hộp vứt lung tung khắp nơi… Ngượng chín mặt với các đồng nghiệp, Thái phải chữa “chắc vợ tớ toàn ở nhà ngoại nên mới thế này”, dù trong lòng anh biết rõ Như đã làm theo đúng “thỏa thuận” giữa hai người.

Thái phải mất cả buổi chiều để dọn nhà chờ vợ về. Bực vì bị xấu mặt với đồng nghiệp, Thái trách Như vài câu, thế là cô lu loa rằng anh quá đáng, định biến cô thành ôsin trông coi, dọn dẹp nhà cửa cho mình. Như gân cổ: “Tôi và anh đã thống nhất ngay từ đầu rằng việc lau dọn nhà là của anh rồi cơ mà, vì cớ gì mà tôi phải làm thay anh việc đó chứ”. Thái lẳng lặng khoác áo ra khỏi nhà. Vì chuyện đó, hai vợ chồng giận nhau cả tuần.

Gia đình Tuấn - Thoa ở khu đô thị Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng không ít lần xung đột chỉ vì chuyện bình đẳng. Từ ngày lên chức phó phòng, Thoa bắt chồng phải chia việc nhà thật công bằng với mình, nghĩa là hôm nay cô về sớm đón con, dọn nhà, nấu cơm thì ngày mai đến lượt chồng. Thấy cách chia đó hơi máy móc nhưng thương vợ vất vả nên anh Tuấn đồng ý. Còn Thoa rất đắc chí cho rằng mình đã “thắng” khi "đấu tranh cho nữ quyền".

Có hôm vào đúng “phiên trực” của Tuấn, nhà có mấy ông bác ở quê lên chơi. Đi làm về, dù thấy chồng đang tất bật chuẩn bị cơm khách nhưng Thoa vẫn xách túi đi thẳng lên phòng. Cô thong thả tắm rửa sạch sẽ rồi mới xuống bếp xem chồng đã nấu xong chưa. Mấy ông khách thấy cảnh ngược đời như thế ở nhà cháu thì rất ngạc nhiên.
Vào bữa ăn, Thoa mới nhanh miệng giải thích: “Nhà cháu thực hiện phân chia công việc bình đẳng, hôm qua cháu nấu cơm rồi thì hôm nay đến lượt anh Tuấn nấu. Nếu các bác mà lên chơi hôm qua hay ngày mai thì cháu sẽ là người làm cơm mời các bác đấy ạ”. Tuấn đá chân vợ mấy lần mà Thoa vẫn thao thao diễn giải, chẳng để ý đến thái độ khó chịu của mấy ông bác bên chồng. Hôm sau, họ chẳng chờ đến phiên Thoa nấu cơm mời mà chào về từ sớm.

Lần khác, Tuấn bận họp đột xuất với sếp nên không về đón con được, gọi cho vợ thì Thoa cằn nhằn: “Đã phân công rồi, anh tự giải quyết đi”, nhưng cuối cùng cô cũng chịu đón con “hộ” Tuấn. Họp xong vừa mệt vừa đói, Tuấn chạy vội về nhà. Nhìn thấy chồng, Thoa đã nhắc luôn: “Hôm nay phiên anh mà em phải làm, mai anh phải làm bù hai ngày liền đấy nhé”. Bực quá Tuấn quát: “Cô có phải là vợ tôi không hả? Thế thì sống riêng đi cho đỡ phải phân chia phức tạp”, rồi anh bỏ về phòng nằm, còn Thoa thì ngồi khóc tấm tức.

Sợ bình đẳng, chồng... cho con bú

Cũng là “nạn nhân” của tư tưởng bình đẳng cứng nhắc của vợ, anh Hữu Nguyên (Văn Quán, Hà Đông) chọn cách “cùn” để đối phó.

Xuân, vợ Nguyên, thường “động viên” chồng làm việc nhà và bảo thế mới thể hiện tinh thần tôn trọng quyền bình đẳng của phụ nữ. Xuân ỷ mình phải chăm con, đẩy hết những việc khác cho chồng làm. Xuân bảo chồng đi nấu cơm vì cô còn phải tắm cho con, sai chồng đi giặt quần áo vì cô còn phải ru con ngủ, hay bảo anh lau nhà vì cô còn bận cho con bú. Lúc đầu Nguyên nghĩ vợ nuôi con vất vả thì mình giúp một tay cũng không sao.

Một lần vào bữa, Nguyên ăn vội vàng để còn lên phòng hoàn thành bản vẽ thiết kế cho hôm sau kịp đi bảo vệ. Xuân ăn xong sau vẫn nằng nặc gọi chồng xuống rửa bát vì “con ngủ dậy rồi, em còn phải cho nó bú”. Đang tập trung làm việc lại bị vợ "khủng bố", Nguyên bực mình bế luôn lấy con, bảo vợ: “Tôi cũng cho con bú được, cô đi mà rửa bát”. Xuân tưởng chồng đùa nhưng Nguyên chẳng nói chẳng rằng, đi pha sữa vào bình và bế con cho bú ngon lành.

Chuyên gia tâm lý Cẩm Lan, Đường dây tư vấn 1088, cho rằng trong thời hiện đại, phần lớn phụ nữ không còn chấp nhận chỉ quanh quẩn với bếp núc, nhà cửa mà đã rất năng động, xông pha trên nhiều lĩnh vực trong xã hội, biết đòi hỏi chồng tạo điều kiện bằng cách chia sẻ việc nhà, tạo điều kiện để họ có thể tham gia được các công tác xã hội đó. Đó chính là biểu hiện của bình đẳng giới. Nếu hiểu đúng thì bình đẳng giới là phụ nữ có một vị trí xứng đáng, có tiếng nói trong gia đình, xã hội ngang hàng với nam giới.

Tuy nhiên, không ít phụ nữ đã hiểu một cách máy móc nghĩa của từ này. Nếu phân chia rành mạch, rõ ràng như chị Thoa, chị Như thì vợ chồng sẽ giống hai người bạn ở chung nhà. Tâm lý người đàn ông lại rất ghét bị vợ sai khiến, điều khiển nên việc người vợ làm như vậy về lâu dài sẽ khiến tình cảm của anh ta bị rạn nứt, bào mòn, chỉ còn trách nhiệm khô cứng.

Trong gia đình, người chồng và người vợ có những vai trò không hoàn toàn giống nhau, vì thế không thể phân chia công việc theo kiểu “chồng một, vợ một” được. Người phụ nữ phù hợp với những việc cần sự tỉ mỉ, khéo léo, còn người chồng được cần đến ở những việc đòi hỏi sức mạnh, sự xốc vác.
Tất nhiên vẫn có thể có sự hoán đổi công việc cho nhau nhưng là trên cơ sở của sự chia sẻ, tự nguyện chứ không phải là “khoán” việc. Khi muốn chồng chia sẻ, người vợ nên khéo léo nhờ chứ đừng thẳng thừng đòi hỏi rằng “anh phải làm việc này, anh phải làm việc kia” theo kiểu phân công trách nhiệm, sẽ rất dễ làm các ông chồng nổi khùng.

“Đừng ép buộc mà hãy tìm cách để chồng tự nguyện làm giúp vợ việc nhà, hay cả hai người cùng làm chung. Lúc ấy không khí gia đình sẽ tràn ngập hạnh phúc, yêu thương vì có sự cảm thông, chia sẻ giữa hai vợ chồng”, bà Cẩm Lan nói.
Theo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.