VNPT triển khai các giải pháp phục vụ họp trực tuyến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV

(PLVN) - Với kinh nghiệm và uy tín nhiều năm liền phục vụ các sự kiện quan trọng của Quốc gia, Tập đoàn VNPT tiếp tục được tin tưởng giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội triển khai họp trực tuyến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV từ 20/10 đến hết 27/10/2020. 

Quy mô Truyền hình hội nghị lần này kết nối điểm cầu chính tại Hội trường Ba Đình đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tại 63 tỉnh thành trên cả nước. 

Cùng với giải pháp Hội nghị truyền hình đảm bảo có dự phòng 1 + 1, VNPT còn triển khai hệ thống wifi có giám sát tập trung kết nối từ 63Văn phòng Đoàn đại điểu Quốc hội các Tỉnh, Thành phố về Toà nhà Quốc hội (Ba Đình – Hà Nội), cung cấp hệ thống wifi cho phòng họp Báo chí, hệ thống lưu điện UPS và hỗ trợ các đại biểu Quốc hội trong việc kết nối máy tính bảng và sử dụng phần mềm để đăng ký biểu quyết, phát biểu, … tại 63 tỉnh, thành phố.

Đội ngũ kỹ thuật, kinh doanh của VNPT đã trực chiến phục vụ trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội.

Đội ngũ kỹ thuật, kinh doanh của VNPT đã trực chiến phục vụ trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, VNPT đã nhanh chóng xây dựng, triển khai các phương án kỹ thuật, an toàn bảo mật và phương án dự phòng. Chỉ trong thời gian ngắn, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của VNPT tại Hà Nội và 63 tỉnh/TP trong cả nước đã triển khai thử nghiệm kỹ thuật, tổng duyệt để sẵn sàng phục vụ kỳ họp. 

Đặc biệt, tại các điểm cầu các tỉnh Miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, cùng với nhiệm vụ giữ vững mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn trong tình hình mưa lũ và ngập lụt rất nghiêm trọng, đội ngũ kỹ sư của VNPT đã nỗ lực triển khai kết nối hạ tầng Hội nghị truyền hình và triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kỳ họp Quốc hội lần này.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, VNPT cũng là đơn vị triển khai thành công hệ thống Hội nghị truyền hình đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tại 63 tỉnh thành trên cả nước và triển khai các giải pháp Công nghệ thông tin phục vụ kỳ họp. Giải pháp đã được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao về an toàn, an ninh, sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí, góp phần từng bước triển khai Quốc hội điện tử tại Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.

Pin từ chất thải hạt nhân: Không cần sạc trong hàng chục năm

Công nghệ Pin mới không cần sạc. (Ảnh: Adobe)
(PLVN) - Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Ohio State (OSU) đã tìm ra cách biến chất thải hạt nhân thành pin có thể hoạt động suốt nhiều thập kỷ mà không cần sạc. Công nghệ này không chỉ tận dụng nguồn năng lượng bị lãng phí mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ, mở ra tương lai mới cho ngành năng lượng.

Airpods sắp có tính năng làm khiến nghề phiên dịch bị xóa sổ

Hình minh họa
(PLVN) - Apple đang phát triển một tính năng mới giúp AirPods có thể dịch hội thoại trực tiếp giữa hai ngôn ngữ, theo nguồn tin từ Bloomberg. Tính năng này sẽ được tích hợp vào iOS 19 và dự kiến ra mắt thông qua bản cập nhật phần mềm dành cho AirPods vào cuối năm nay.

Khóc khi 'tâm sự' với... AI

Người trẻ dùng chatbot AI. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Tiền Phong)
(PLVN) - Hiện nay, nhiều người trẻ ngoài điều gì không biết hỏi AI, đã chuyển sang chia sẻ với AI như một “người bạn”. Thế nhưng, lời khuyên từ AI đôi khi có thể không phù hợp hoặc thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn về mặt tâm lý...

Từ người dùng đến doanh nghiệp: Cần chuẩn bị gì khi Luật Dữ liệu có hiệu lực?

Doanh nghiệp phải nâng cao bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định pháp luật và minh bạch trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng. (Ảnh: Eden Data).
(PLVN) - Sự ra đời của Luật Dữ liệu 2024 tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dữ liệu. Câu hỏi đặt ra là: Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thích ứng với những thay đổi này?

Rủi ro bảo mật dữ liệu trên không gian mạng

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trao đổi tại một hội thảo về an ninh trên không gian mạng (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Việt Nam hiện có gần 80 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới hơn 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới. Bên cạnh sự phát triển, các nguy cơ an ninh dữ liệu vẫn tiếp tục tồn tại, công tác bảo vệ đối mặt nhiều thách thức...

Kinh nghiệm quốc tế về bảo mật dữ liệu

Các công ty công nghệ lớn như Meta đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đạo luật GDPR. (Ảnh: Cybernews)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, dữ liệu đã trở thành tài sản quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các chiến lược kinh doanh, chính sách công và thậm chí cả an ninh quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các khung pháp lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.