VNPT 4 năm liên tiếp đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20%

Nhiều sản phẩm, dịch vụ của VNPT được thị trường đón nhận
​
Nhiều sản phẩm, dịch vụ của VNPT được thị trường đón nhận ​
(PLO) - Với VNPT, 2017 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020, năm tiền đề cho việc tiếp tục triển khai cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2017-2020 để tiến tới cổ phần hóa, đồng thời từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống thành nhà cung cấp giải pháp dịch vụ ICT.

Khẳng định hiệu quả từ mô hình mới của VNPT sau tái cấu trúc

Sau tái cơ cấu, công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp của Tập đoàn VNPT đã có những thay đổi mang tính đột phá, không những thể hiện tầm nhìn chiến lược mà còn có những chuyển biến căn bản đi vào chiều sâu, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Năm 2017, với việc tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và phương thức quản trị doanh nghiệp, VNPT đã hoàn thành vượt mức tất các mục tiêu đề ra, trong đó nổi bật nhất là lợi nhuận của Tập đoàn đã tăng mạnh. 

Lợi nhuận hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 5.010 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm 2016 và là năm thứ 4 liên tiếp VNPT đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20%.  Tổng doanh thu đạt 144.747 tỷ đồng , tăng 7% so với năm 2016. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 4.116 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2016. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2017 của VNPT đạt 8,2%, vượt 5,1% so với kế hoạch.

Tổng số thuê bao điện thoại của VNPT đạt trên 34 triệu thuê bao, trong đó có 31,1 triệu thuê bao di động; tăng 21% so với năm 2016, trong đó thuê bao FiberVNN đạt 4,1 triệu thuê bao, tăng 52% so với năm 2016. Công tác phát triển thuê bao đi vào thực chất.

Theo công bố của Công ty tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu Brand Finance, VNPT và VinaPhone đều nằm trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2017: VNPT đứng thứ 3 với giá trị 726 triệu USD, VinaPhone đứng thứ 8 với giá trị 314 triệu USD (tăng một bậc và tăng 11% giá trị so với năm 2016).

Những chỉ số này không chỉ nói lên sự nỗ lực rất lớn của tập thể Lãnh đạo và CBCNV Tập đoàn VNPT mà cho thấy được hiệu quả từ mô hình mới của VNPT sau tái cấu trúc.

Bên cạnh đó, VNPT đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2017 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giao, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và công ích Nhà nước giao, đồng thời đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TT&TT và các cơ quan quản lý nhà nước.

Hạ tầng mạng lưới không ngừng được mở rộng

Quy mô mạng lưới, dịch vụ viễn thông, CNTT của Tập đoàn tiếp tục được mở rộng và duy trì an toàn, ổn định, đáp ứng tốt mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai.

 Năm 2017, VNPT đã hoàn thành phát sóng trên 20.000 trạm di động (2G, 3G, 4G) trên toàn quốc, nâng tổng số trạm lên xấp xỉ 75.000 trạm. Theo kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng tại Việt Nam năm 2017 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG thực hiện, VinaPhone đã được bình chọn là nhà mạng 4G có chất lượng chăm sóc khách hàng tiêu biểu.

Trong năm 2017, VNPT đã đưa vào khai thác tuyến cáp biển băng thông rộng AAE1 từ tháng 10/2017. Tổng băng thông Internet quốc tế tăng hơn 83% so với năm 2016; tổng năng lực Caching của VNPT tăng hơn 2,1 lần so với năm 2016. Đến hiện tại, chất lượng download/upload mạng băng rộng FTTH của VNPT đã vươn lên vị trí số 1.

Trong năm qua, VNPT đã triển khai phục vụ thông tin liên lạc, đảm bảo chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn thông tin cho các sự kiện lớn của đất nước trong năm, đặc biệt là thành tích của Tập đoàn trong phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017 đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ TT&TT ghi nhận và khen thưởng.

Công tác an toàn thông tin được đặc biệt quan tâm triển khai. Năm 2017, đã thành lập các bộ phận chuyên trách về ATTT tại Tổng công ty VNPT-Vinaphone và Tổng công ty VNPT-Media. Tập đoàn đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép cung cấp dịch vụ ATTT và được một số UBND tỉnh/TP lựa chọn là đơn vị tư vấn ATTT.

Nhiều sản phẩm công nghệ thông tin được thị trường đón nhận

Với lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), xác định đây sẽ trở thành mảng kinh doanh mũi nhọn trong giai đoạn 2016 - 2020, VNPT đã có chiến lược đầu tư mạnh cho lĩnh vực này và đã gặt hái được thành quả trong năm 2017.

Đến nay, VNPT đã trở thành đối tác chiến lược về viễn thông - CNTT với 52/63 tỉnh/TP. Trong năm 2017, Tập đoàn đã tiếp cận, giới thiệu, triển khai mô hình xây dựng thành phố thông minh tại 17 tỉnh/TP. Cuối tháng 10/2017, VNPT và UBND huyện đảo Phú Quốc đã chính thức công bố hoàn thành Giai đoạn 1 Đề án xây dựng thành phố thông minh Phú Quốc. Phú Quốc chính thức vận hành và hoạt động như một smart city. Tiếp đó, VNPT đã hoàn thành Đề án Đô thị thông minh cho Tp HCM và hoàn thành Đề án Du lịch thông minh cho Tp Hà Nội.

Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đã giới thiệu một số giải pháp CNTT khác cho các Bộ, ngành, đơn vị. Sau một thời gian ra mắt thị trường, nhiều giải pháp CNTT của VNPT đã được đón nhận rộng rãi và được khách hàng đánh giá cao. Bộ giải pháp Chính phủ điện tử của VNPT đã được triển khai và hiện diện ở 61 tỉnh/TP. Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (VNPT-iOffice) tăng gấp 4 lần so với năm 2016; Phần mềm Một cửa điện tử (VNPT-iGate) tăng gấp 3 lần so với năm 2016;

Cổng thông tin điện tử (vnPortal) tăng gấp 1,2 lần so với năm 2016; phần mềm giáo dục (vnEdu), số lượng sổ liên lạc điện tử tăng gấp đôi so với năm 2016. Đã bổ sung 02 sản phẩm mới: Quản lý lưu trú trực tuyến và Hệ thống hỗ trợ nghiệp vụ Hội đồng Nhân dân các cấp vào bộ Giải pháp Chính quyền điện tử.

Trong năm, Tập đoàn VNPT cũng đã đưa vào cung cấp nhiều giải pháp, dịch vụ CNTT mới như Giải pháp quản trị doanh nghiệp (VNPT ERP), Giải pháp quản lý kênh phân phối, điểm bán hàng (VNPT DMS-POS), Giải pháp giám sát và điều khiển hình ảnh từ xa (VNPT CAM), Dịch vụ truyền hình hội nghị trên nền tảng điện toán đám mây (VNPT Meeting), Giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa (VNPT Check), Giải pháp quảng cáo thông minh (VNPT SmartAds), Dịch vụ lưu trữ (Smart Cloud) và Dịch vụ bảo mật (F-Secure SAFE).

Ngoài ra, năm qua, VNPT cũng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm công nghệ cao được nghiên cứu, phát triển và sản xuất hoàn toàn bởi Tập đoàn. Năm 2017, tiếp tục thực hiện mục tiêu làm chủ phần thiết bị đầu cuối khách hàng, chủ động đảm bảo an toàn, an ninh mạng trên hệ thống, mảng sản xuất công nghệ công nghiệp tiếp tục được VNPT đẩy mạnh đầu tư và phát triển. Trong năm 2017, đã sản xuất trên 2,1 triệu sản phẩm, trong đó có 1,5 triệu ONT và nhiều sản phẩm mới trong các lĩnh vực IoT, LTE, cảm biến…

Ông Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT:

Thu nhập bình quân của Tập đoàn năm 2017 đạt 20,15 triệu đồng/1tháng.

Năm 2017 đã khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét, VNPT đã tham gia mạnh mẽ và đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử tại 61/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc (2 tỉnh chưa triển khai là Khánh Hòa và Long An), phần mềm quản lý văn bản và điều hành (VNPT-eOffice) được sử dụng tăng gấp 4 lần, phần mềm một cửa điện tử (VNPT-iGate) tăng gấp 3 lần, cổng thông tin điện tử (VnPortal) tăng 1,2 lần, phần mềm giáo dục tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Kết quả SXKD năm 2017 đạt được rất đáng ghi nhận: Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2017 tăng 7% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận toàn Tập tăng 21% so với thực hiện năm 2016 và đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp lợi nhuận của Tập đoàn đạt mức tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của Tập đoàn năm 2017 đạt 20,15 triệu đồng/1 tháng.

Đọc thêm

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.