VKS cáo buộc 'đẻ' ra công ty sân sau, ông Nguyễn Đức Chung tự bào chữa thế nào?

Ông Nguyễn Đức Chung.
Ông Nguyễn Đức Chung.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được tự bào chữa, ông Chung phủ nhận những quy buộc của VKS và khẳng định bản thân không bàn bạc, “đẻ” ra công ty sân sau. Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội mong được HĐXX xem xét một cách thấu đáo, minh bạch.

Ngày 11/12, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Trường Giang (cựu GĐ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic - Công ty Arktic) và Võ Tiến Hùng (cựu TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tiếp tục diễn ra.

Ông Nguyễn Đức Chung phủ nhận quy buộc của VKS

Được tự bào chữa, ông Nguyễn Đức Chung nói đại diện VKS chưa tiếp thu những nội dung đã được làm rõ tại tòa. Sau đó, ông Chung phủ nhận việc chỉ đạo miệng tại cuộc thử nghiệm chế phẩm Redoxy-3C ở hồ Hoàn Kiếm ngày 31/7/2016.

VKS cáo buộc, tại buổi thử nghiệm này, ông Chung đã chỉ đạo bị cáo Võ Tiến Hùng “giao Công ty Thoát nước mua chế phẩm RedOxy-3C qua Công ty Arktic”. Về quy kết trên, ông Chung khẳng định quá trình điều tra và tại phiên tòa hôm qua ông đã giải trình rõ, toàn bộ nội dung câu nói này ông không chấp nhận, không đồng ý. Thực tế không thể có chuyện chỉ đạo miệng như vậy.

Ông Chung cho rằng lời khai của ông Nguyễn Thế Hùng (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), bị cáo Võ Tiến Hùng và ông Trần Trọng Văn (nguyên Phó Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội) không khách quan. “Hôm qua, chị Hiền cũng xác nhận không nghe thấy tôi nói gì đến Công ty Arktic”, ông Chung trình bày.

Cũng theo bị cáo Chung, quá trình thực hiện việc mua chế phẩm Redoxy-3C, bị cáo Võ Tiến Hùng cũng không sử dụng câu nói được cho là chỉ đạo miệng của ông để chỉ đạo các nhân viên hoàn thiện hồ sơ, nhập những lô hàng đầu tiên. Việc mua bán được thực hiện theo luật pháp, được sự nhất chí của Hội đồng thành viên Công ty Thoát nước Hà Nội.

Ông Chung còn dẫn lại lời khai của bị cáo Hùng về việc thực hiện theo chỉ đạo của Thông báo số 308 ngày 22/8/2016 và theo hướng dẫn của các sở, ban, ngành. Do đó, ông Chung đề nghị HĐXX lấy kết quả tranh tụng, các nội dung làm rõ tại tòa làm căn cứ chính để xác định có hay không hành vi phạm tội.

Cựu Chủ tịch Hà Nội đề nghị HĐXX công bố rõ nội dung Thông báo số 308 ngày 22/8/2016. Theo ông Chung, trong Thông báo kết luận cuộc họp này, ông không hề giao Công ty Thoát nước đàm phán trực tiếp với Công ty Watch Water để mua hay sử dụng trực tiếp chế phẩm Redoxy-3C mà chỉ giao cho Công ty Thoát nước Hà Nội đàm phán với Công ty Watch Water để làm rõ quy trình sử dụng chất Redoxy-3C, từ đó xây dựng quy trình xử lý đối với chất thải.

Quá trình tự bào chữa, ông Chung còn phủ nhận quy kết của VKS cho rằng ý thức chủ quan của ông là để bị cáo Nguyễn Trường Giang đi cùng đoàn công tác của UBND TP Hà Nội sang nước ngoài, đưa chế phẩm Redoxy-3C về Việt Nam. Cựu Chủ tịch Hà Nội khẳng định chỉ biết đến chế phẩm này khi bị cáo Võ Tiến Hùng thử nghiệm tại sân UBND TP. Bản thân ông là người trực tiếp đề nghị ông Chopra (TGĐ Công ty Watch Water) sản xuất loại chế phẩm xử lý nước sông hồ phù hợp với thực tiện tại Hà Nội.

Ông Chung nói không bao giờ bàn cách làm ăn trắng trợn

Liên quan hiệu quả của chất Redoxy-3C, ông Chung mong HĐXX xem xét. Theo ông Chung, ông làm quản lý nhà nước nên chỉ biết căn cứ vào đơn giá, định mức họ đang làm. “Rõ ràng nó hiệu quả hơn thì phải chọn”, ông Chung nói và cho biết chọn chất trên vì nó đáp ứng được tiêu chí có lợi cho nhà nước và cho dân. “Lợi cho nhà nước chúng tôi nhìn thấy về tài chính, lợi cho dân, trực tiếp những người dân chịu hôi thối hàng chục, hàng hai chục năm ở nhiều hồ trên địa bàn Hà Nội”, ông Chung nói.

Tiếp đó, ông Chung khẳng định chưa bao giờ đặt vấn đề với ông Giang cho mình gửi phần trăm vào công ty của ông Giang để được hưởng lợi. Ông Chung nói chưa bao giờ có ý nghĩ bàn với ông Giang để “đẻ” ra một công ty gọi là sân sau của mình. Theo ông Chung, gia đình ông có công ty TNHH từ năm 1996, đã kinh doanh được 20 năm, kinh doanh hàng chục nghìn mặt hàng.

“Nếu tôi muốn làm Redoxy-3C cho cá nhân mình, tôi chỉ cần nói với ông Chopra cho vợ tôi làm đại diện, nhập về bán công khai, không phải lằng nhằng như thế này”, ông Chung phân trần và khẳng định mình không có mặt mũi nào mà bàn với ông Giang rồi lại ra cuộc họp chỉ đạo Sở ngoại vụ đàm phán với ô Chopra, giao cho ông Võ Tiến Hùng thực hiện.

Theo ông Chung, ở tuổi của ông, ai chẳng muốn phấn đấu, ai chẳng muốn làm tốt. Ông Chung khẳng định mình không bao giờ bàn cách làm ăn trắng trợn như trên. Do đó, ông Chung mong HĐXX và những người cầm cân nảy mực xem xét thấu đáo, minh bạch cho mình.

Về thiệt hại của vụ án, ông Chung cho rằng không thể vì một lời nói mà suy cho ông cả 4 năm chỉ đạo bị cáo Giang. “Chúng tôi đem trí tuệ, công sức để cống hiến, để đem lại cho người dân sự thơm tho, môi trường sạch sẽ, tại sao đến hôm nay lại quy cho tôi phải bỏ tiền nhà ra đền cho nhà nước”, ông Chung đặt vấn đề. Sau đó, ông Chung khẳng định nếu cơ quan chức năng chỉ rõ ông thu nhập bất hợp pháp, thiệt hại này là “hậu quả, nhân quả từ sự chỉ đạo” của ông thì ông sẵn sàng mang tiền của gia đình ra khắc phục.

Theo ông Chung, phải cụ thể hóa ông bồi thường bao nhiêu, Giang bao nhiêu, tại sao chỉ ông với Giang phải bồi thường mà ông Hùng thì không. “Luật Hình sự nêu rõ phải cụ thể hóa trách nhiệm, không thể vơ đũa cả nắm. Không thể từ 1 lời nói mà suy ra cho tôi cả 4 năm”, ông Chung nói.

Quá trình tự bào chữa, ông Chung cũng khẳng định mình không chỉ đạo Giang về vấn đề tặng quà cho các cơ quan tổ chức ở Hà Nội và Sơn La. Ông cũng khẳng định mình không chỉ đạo điều hành Công ty Arktic. Theo ông Chung, bị cáo Giang khai ông chỉ đạo bằng mail, đề nghị ông Giang nộp mail ấy ra cho tòa…

Chiều nay, phiên tòa tiếp tục diễn ra.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.