VITAS kiến nghị Nhà nước chọn công nghệ, chứ không chọn ngành hàng

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm tạo cơ hội cho ngành Dệt may bứt phá, Chủ tịch VITAS mạnh dạn kiến nghị Nhà nước nên chọn công nghệ, chứ không chọn ngành hàng và có những giải pháp trong chiến lược truyền thông cho ngành Dệt may năm 2024...

Ngày 16/12, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023.

Theo báo cáo tại Hội nghị, mặc dù bối cảnh có nhiều khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2023 đạt hơn 40,3 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 23,3 tỷ USD; như vậy, Việt Nam xuất siêu hơn 17 tỷ USD. Trong đó, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN…

Trong năm, VITAS chú trọng hoạt động cốt lõi của mình là vận động chính sách nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất tháo gỡ vướng mắc khó khăn khi dự thảo cũng như khi thực hiện các văn bản pháp luật; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần đưa hàng hóa dệt may vươn xa tại thị trường thế giới; đẩy mạnh thông tin truyền thông để đưa thông tin nhanh chóng, kịp thời tới các doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Việt tới các đối tác và bạn hàng trên thế giới; kết nối, phát triển hội viên, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm của nhau. VITAS cũng tiếp tục đồng hành cùng các tổ chức quốc tế triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo tính minh bạch, xanh hóa trong sản xuất cũng như làm tốt công tác truyền thông, kết nối các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tới cộng đồng quốc tế.

Về mục tiêu năm 2024 của ngành Dệt may, TS Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS cho biết, căn cứ triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cùng dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, VITAS đề ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2023. Định hướng từ nay - 2030, VITAS sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ 2031 - 2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu; xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới…

VITAS kiến nghị Nhà nước triển khai sớm gói 120 ngàn tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho xây nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho DN để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ, nhất là cho các ngành nghệ khó đào tạo như kỹ sư dệt, nhuộm, thiết kế, cho đổi mới công nghệ, kỹ năng xanh, kỹ năng chuyển đổi số. Đồng thời, đề nghị Nhà nước tiếp tục gia hạn các gói hỗ trợ DN chưa sử dụng hết theo Nghị quyết 43/2022/NQ-QH15 của Quốc hội cho năm 2024 (nghiên cứu chuyển gói hỗ trợ 40 ngàn tỷ đồng cho giảm lãi suất 2% sang hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh để đáp ứng các quy định mới của thị trường)…

Tham luận tại Hội nghị, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế chỉ rõ, ngành Dệt may thời gian tới cần phải giải quyết các vấn đề đang đặt ra như đơn hàng xuất khẩu còn giảm, dù đang bớt đi; chuỗi cung ứng còn rủi ro, chi phí đầu vào còn cao; rủi ro nghĩa vụ trả nợ còn cao, rủi ro lãi suất, tỷ giá giảm; xu hướng chuyển đổi số; xu hướng xanh hóa, kinh doanh tuần hoàn diễn ra nhanh hơn.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải. (Ảnh: PV)

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải. (Ảnh: PV)

Để tìm cơ hội trong thách thức, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, ngành Dệt may Việt Nam cần chủ động nguồn nguyên liệu xanh, tái chế, tăng dần tỷ trọng sợi tái chế trong sản phẩm vải cũng như sợi hữu cơ đối với các sản phẩm mới; đầu tư cải tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện. Cùng với đó, đầu tư công nghệ, kiểm soát nguyên liệu đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm và tổ chức sản xuất…

Giám đốc điều hành Hiệp hội Lông cừu Australia Adam Dawes khẳng định, ngành Lông cừu Australia đã thực hiện chuỗi cung ứng len tại Việt Nam và cam kết thúc đẩy sự quan tâm của ngành trong việc chuyển hoạt động sơ chế giai đoạn đầu sang Việt Nam (hiện ở Australia có khoảng 100 nhà sơ chế) nhằm giảm thời gian giao hàng và chi phí hậu cần.

Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang. (Ảnh: PV)

Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang. (Ảnh: PV)

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang nhấn mạnh, định hướng phát triển của ngành Dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Xa hơn nữa, đến năm 2035, đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may sẽ đến từ xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Để thực hiện được quá trình chuyển đổi này, rất cần quyết tâm mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong sản xuất bền vững, xanh hóa và chuyển đổi số...

Ông Vũ Đức Giang đề nghị các doanh nghiệp hội viên tiếp tục thúc đẩy đa dạng hóa thị trường ngoài 104 thị trường xuất khẩu, trong đó quan tâm đến vai trò của các kiều bào ta ở nước ngoài; thúc đẩy đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đa dạng hóa mặt hàng. Về phần mình, VITAS sẽ thúc đẩy những giải pháp về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…

Ông cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành sớm đưa Quyết định 1643/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày đến 2030, tầm nhìn 2035” đi vào cuộc sống, quy hoạch các khu công nghiệp đầu tư dự án dệt - nhuộm; nên chọn công nghệ, chứ không chọn ngành hàng, để dệt may - da giày không rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan; có những giải pháp trong chiến lược truyền thông cho ngành Dệt may năm 2024…

Đọc thêm

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.