Virus corona đã lên tàu sân bay Charles de Gaulle thế nào?

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp tại căn cứ Hải quân ở Toulon, Pháp, ngày 16/4/2020. Ảnh: REUTERS.
Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp tại căn cứ Hải quân ở Toulon, Pháp, ngày 16/4/2020. Ảnh: REUTERS.
(PLVN) - Giới chức Pháp đang điều tra vụ lây nhiễm virus corona trên tàu sân bay Charles de Gaulle sau khi có hơn 1.000 thủy thủ dương tính với căn bệnh này.

Trong số 2.300 thủy thủ trên tàu sân bay (bao gồm cả tàu hộ tống), 1.081 thủy thủ đã dương tính với virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, còn khoảng 300 mẫu xét nghiệm đang chờ  kết quả.

24 thủy thủ đã phải vào viện, bao gồm 1 người được chăm sóc đặc biệt. 545 người có các triệu chứng COVID-19 đang được theo dõi.

Sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 trên tàu chiến nặng 42 tấn với hơn 1.700 thủy thủ đã đặt ra những câu hỏi tương tự như những phát sinh từ một ổ dịch trên tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt – dẫn  đến việc sa thải Hạm trưởng đã kêu gọi sự giúp đỡ và sự từ chức của Bộ trưởng Hải quân đã sa thải ông.

Một số phương tiện truyền thông Pháp đã trích dẫn các thành viên thủy thủ đoàn nói rằng có sự căng thẳng trên tàu sân bay Pháp khi căn bệnh này lan rộng, sau khi nó dừng lại vào tháng trước tại cảng Brest thuộc Đại Tây Dương của Pháp trước khi trở lại biển.

Hôm thứ Sáu – 17/4, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Florence Parly đã phủ định thông tin mà một thành viên thủy thủ đoàn đưa ra khi được đài phát thanh France Bleu phỏng vấn, rằng thuyền trưởng đã đề nghị tạm dừng nhiệm vụ ở Brest, nhưng Bộ đã ra lệnh cho tàu tiếp tục ra khơi.

“Đây là điều sai sự thật,” Parly nói trong một buổi điều trần của Quốc hội.

Sau khi dừng ở Brest, con tàu vẫn ở trên biển thêm vài tuần nữa cho đến khi trở về cảng Toulon ở Địa Trung Hải, 2 tuần trước thời hạn, với 40 thủy thủ trên tàu đã có dấu hiệu COVID-19.

Thủy thủ đoàn  của tàu sân bay Charles de Gaulle, các máy bay và trực thăng cùng tàu khu trục nhỏ đi kèm là Chevalier Paul hiện đang bị cách ly. Tàu sân bay đang được khử trùng.

Pháp - quốc gia phương Tây có nhiều binh sĩ được triển khai trong nhiệm vụ đang hoạt động ở nước ngoài ngoài Hoa Kỳ - đã phải cân nhắc nhu cầu bảo vệ binh lính và thủy thủ khỏi COVID-19. Quân đội đã buộc phải đưa một số binh sĩ trở về từ các hoạt động ở châu Phi sau khi họ xét nghiệm dương tính với virus, mặc dù chỉ có một nhiệm vụ ở Vịnh Guinea đã bị đình chỉ.

Quân đội đang điều tra làm thế nào virus corona lên được trên tàu sân bay. Các quan chức nói rằng điểm dừng chân 13-16 tháng 3 tại Brest, diễn ra ngay trước khi Pháp phong tỏa, có thể phải bị xem xét. Bởi, khi đó, các thủy thủ được phép gặp gia đình của họ trên đất liền, được đến các nhà hàng và quán cà phê trước khi trở về tàu. Khi đó, năm mươi thủy thủ mới cũng được bổ sung cho tàu.

Bộ trưởng Parly cho hay, điểm dừng chân khác vào ngày 20-21 tháng 2 cũng đang được điều tra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.