Vinh quang hầm đường bộ “Made in Vietnam”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hầm Đèo Cả tháng 1/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hầm Đèo Cả tháng 1/2018
(PLO) - Niềm vui vừa đến với những người dân Đèo Cả vào những ngày đầu tháng Tư khi dự án hầm đường bộ xuyên núi đầu tiên mang thương hiệu “made in Vietnam” được Bộ Xây dựng lựa chọn là một trong sáu công trình xây dựng tiêu biểu trên cả nước.

Bám luật để… khẳng định mình

Đầu tháng 4/2018, trên mảnh đất Phú Yên đầy nắng và gió, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, hầm đường bộ Đèo Cả đã tạo thêm một dấu ấn mới khi “khoác” lên mình tấm biển ghi danh: “Công trình tiêu biểu của ngành xây dựng”. Thành tích này không đến một cách ngẫu nhiên, mà nó là sự kết tinh từ thành quả lao động ròng rã hơn 4 năm trời của hàng nghìn con người và sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của những nhà lãnh đạo Đèo Cả.

Bởi, để được lựa chọn, hầm Đèo Cả đã phải vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe do cơ quan chủ trì đánh giá là Bộ Xây dựng đưa ra như: Là công trình trọng điểm quốc gia; Công trình có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế - xã hội – môi trường; Công trình có kỹ thuật phức tạp, công nghệ thi công tiên tiến; Công trình đảm bảo an toàn tuyệt đối và chất lượng cao được Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá và chấp thuận kết quả nghiệm thu; Công trình tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng. 

“Việc làm hầm xuyên núi là rất khó khăn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, tuy nhiên, các cán bộ, kỹ sư và công nhân đã hết sức nỗ lực, thực hiện dự án an toàn và rút ngắn được tiến độ. Đặc biệt, dự án này được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa nên đã không làm tăng nợ công, lại còn tiết giảm được hơn 3.600 tỷ đồng là rất đáng biểu dương”.

(Đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm hầm Đèo Cả vào cuối tháng 8/2016) 

Về chủ trương đầu tư, Dự án hầm Đèo Cả đã được Chính phủ lên kế hoạch xây dựng từ năm 2001. Ban đầu, dự án dự định triển khai theo hình thức tổng thầu EPC, sử dụng nguồn vốn vay của các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, do gặp quá nhiều vướng mắc trong khâu huy động vốn và tổng mức đầu tư cao vọt, nên công trình đã phải trì hoãn gần chục năm. Đến năm 2011, Chính phủ chuyển hướng đầu tư dự án bằng nguồn vốn trong nước, cùng với đó là dùng nhà đầu tư, nhà thầu 100% trong nước, chỉ có tư vấn giám sát thuê của nước ngoài, trước bối cảnh đó, Công ty CP Đầu tư Đèo Cả đã được lựa chọn làm nhà đầu tư dự án theo hình thức đối tác công - tư, với tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng.

Nhớ lại thuở ban đầu, PGS.TS.Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, sau khi được lựa chọn, nhà đầu tư Đèo Cả đã giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho liên danh tư vấn Egis (Cộng hòa Pháp) - Công ty CP Tư vấn xây dựng Hoàng Long - Công ty Tư vấn thiết kế cầu lớn hầm - Công ty Tư vấn kỹ thuật KG. Với những kinh nghiệm của đơn vị tư vấn hàng đầu châu Âu về thiết kế hầm đường bộ, Egis đã cùng với các đơn vị tư vấn trong nước trong liên danh tập trung nghiên cứu, lựa chọn hướng tuyến tối ưu làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả. 

“Hướng tuyến được chọn phải thỏa mãn đa tiêu chí như: Giá thành xây lắp, thời gian thi công, khả năng thi công, đảm bảo môi trường, công tác bảo trì hầm, phù hợp với người sử dụng, khả năng khai thác hầm trong tương lai”, ông Chủng nói và cho biết, đến năm 2013, nhà đầu tư Đèo Cả mời thêm tư vấn Nippon Koei (Nhật Bản), đơn vị đã từng thiết kế hầm Hải Vân để triển khai các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở của dự án. 

Vượt qua giai đoạn “thai nghén”, bước sang giai đoạn thi công, CEO Đèo Cả là ông Hồ Minh Hoàng tiến hành “săn” hàng loạt các chuyên gia giỏi đầu ngành, đội ngũ cố vấn cao cấp gồm những người nguyên là lãnh đạo các cơ quan chuyên về kinh tế, tài chính, an ninh, kiểm toán…, để đảm bảo triển khai dự án một cách minh bạch, công khai và kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những thiếu sót. Cùng với đó, công nghệ thi công hầm tại dự án được lựa chọn là phương pháp thi công hầm mới của Cộng hòa Áo (NATM). Đây là phương pháp thi công hầm rất linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp thi công hầm cổ điển trước đây ở châu Âu. Tuy nhiên, phương pháp thi công hầm NATM cũng đòi hỏi thiết bị thi công chuyên biệt và nhân sự có kỹ năng trong công nghệ thi công hầm.  

Trước đòi hỏi từ thực tiễn, nhà đầu tư đã lựa chọn những đơn vị có kinh nghiệm nhất nhì Việt Nam trong lĩnh vực khoét núi, đào hầm từng tham gia thi công hầm Hải Vân như: Lũng Lô, Sông Đà 10,… làm các mũi tiên phong, đan xen một số nhà thầu phụ như: Quản Trung, Hải Thạch, Cầu đường Sài Gòn tạo thành lực lượng thi công thuần Việt dưới sự giám sát của các kỹ sư tư vấn giám sát từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

Mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, tháng 11/2012, công trình hầm đường bộ qua Đèo Cả chính thức được khởi công xây dựng, bắt đầu cuộc hành trình kéo dài hơn một nghìn ngày đêm chinh phục lòng đất. Không thể nào quên những ngày tháng gian nan, vất vả, ông Hoàng chia sẻ: “Nơi dự án triển khai có địa hình đặc biệt hiểm trở, ban đầu việc khảo sát tuyến hoàn toàn phải dựa vào đường mòn và đã tính đến phương án tháo rời máy móc để tập kết đến điểm thi công rồi mới lắp lại. Đặc biệt, thời tiết ở khu vực thi công rất khắc nghiệt, mùa nắng thì cháy da, mùa mưa lại xối xả, đất đá sạt trượt không thể thi công. Hơn nữa, địa chất khu vực qua hầm Đèo Cả rất phức tạp, đá mồ côi, đá lăn quá nhiều,… ròng rã hơn 4 năm, các nhà thầu đều phải tổ chức thi công 3 ca liên tục, kể cả ngày lễ, Tết để đưa công trình về đích đúng tiến độ”.

Trong quá trình thi công, nhà đầu tư đã có quyết định tối ưu khi lựa chọn hướng tuyến giảm chiều dài hầm từ 5,7km xuống 4,3km, đồng thời tránh được vết đứt gãy tạo ra mạch nước ngầm gây nguy hiểm cho thi công. “Đây là những quyết định sáng suốt, tiết giảm được gần 4.000 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư ban đầu. Đặc biệt, trong suốt hơn 4 năm thi công đến khi hoàn thành, dự án không xảy ra một tai nạn nào”, ông Hoàng nói.

Hầm Đèo Cả được gắn biển công trình xây dựng tiêu biểu ngày 12/4/2018
Hầm Đèo Cả được gắn biển công trình xây dựng tiêu biểu ngày 12/4/2018

Niềm tự hào của người Việt!

Cuối tháng 8/2017, Đèo Cả - dự án hầm đường bộ có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam đã hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ với chiều dài hơn 13km, trong đó hầm Đèo Cả dài hơn 4km, hầm Cổ Mã dài 500m và gần 10km cầu, đường dẫn. Công trình đưa vào khai thác đã rút ngắn khoảng cách quãng đường dài 21,4km bằng đường đèo xuống còn 13,19km đi qua hầm, thời gian di chuyển giảm từ 45 phút xuống còn hơn 10 phút. Đặc biệt, hầm Đèo Cả giúp nâng cao năng lực vận tải đường bộ, tạo thuận lợi cho lưu thông, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Nam Trung bộ, nhất là hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Sau thành công tại dự án hầm đường bộ đầu tiên mang thương hiệu “Made in Vietnam”, Đèo Cả nhận được sự tin tưởng lớn của lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành khi tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” làm nhà đầu tư tại hai công trình hầm đường bộ lớn khác là Dự án mở rộng đường bộ Hải Vân (tổng mức đầu tư gần 7.300 tỷ đồng) và Dự án xây dựng hầm Cù Mông (tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng), đưa Đèo Cả trở thành “vua” hầm đường bộ tại Việt Nam. 

Trong lần thứ hai trở lại thăm dự án vào giữa tháng 1/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương và khen ngợi các cán bộ, nhân viên Công ty CP Đầu tư Đèo Cả đã nỗ lực để hoàn thành hầm đường bộ Đèo Cả chất lượng, an toàn, đảm bảo kỹ thuật. Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của công trình hầm đường bộ đầu tiên do chính người Việt Nam thi công xây dựng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, đây là niềm tự hào của cả nước. Thủ tướng đề nghị cán bộ, kỹ sư, người lao động của Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cần tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt công tác thi công, quản lý, bảo trì, vận hành dự án. 

Tại lễ gắn biển công trình xây dựng tiêu biểu cho hầm Đèo Cả hôm 12/4,  Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng đánh giá cao năng lực quản lý và triển khai dự án của nhà đầu tư, cũng như trình độ, khả năng thi công công trình có kỹ thuật cao, phức tạp của các nhà thầu Việt Nam tại dự án. Theo ông Hùng, công trình hầm Đèo Cả không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế  - xã hội, mà còn thể hiện sự trưởng thành rất lớn của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân người Việt Nam, chứng minh năng lực đầu tư, thi công xây dựng và quản lý của các chủ thể tham gia dự án. 

Đọc thêm

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'
(PLVN) - Tại chương trình FPT Leader Talk ngày 30/10, ông Hoàng Nam Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT nhấn mạnh trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường học tập và làm việc, người làm chủ được AI sẽ là những lãnh đạo tương lai.

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?
(PLVN) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính (NĐTC) 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024). Theo đó, trong NĐTC 2023-2024, doanh thu hợp nhất đạt 39.272 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 510 tỷ đồng.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Tổng công ty Khí Việt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh

Tàu hỏa chở khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt thị trường khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh từ “đen” sang “xanh” nhằm phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, bảo vệ môi trường.

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'
(PLVN) -  Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đã có những đề xuất, “hiến kế” để cộng đồng doanh nghiệp nước ta ngày thêm lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển toàn diện nước Việt Nam.

Khơi thông ‘điểm nghẽn’ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phiên thảo luận
(PLVN) - Một trong những khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là vấn đề tiếp cận vốn và tiếp cận thị trường.  150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa tham gia Hội thảo thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn hiệu quả.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
(PLVN) -  Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024".

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.